Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc về đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động của VN trong thời gian qua (Trang 30 - 32)

Vĩnh Phúc – cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, thuộc vùng châu thổ sông Hồng, là một trong tám tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Từ một tỉnh thuần nông, đến nay Vĩnh Phúc là tỉnh xếp thứ 7 trong cả nước

về giá trị sản xuất công nghiệp, trở thành tỉnh đứng thứ 5 trong cả nước và xếp thứ nhất khu vực về thu hút đầu tư. Theo quy hoạch đến năm 2020, Vĩnh Phúc sẽ có 29 khu công nghiệp với tổng diện tích đất trên 10.400 ha. Với sự phát triển mạnh mẽ của khu công nghiệp đã và đang là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác như: dịch vụ, giáo dục đào tạo, nông nghiệp...Cùng với sự phát triển đó, nhu cầu về lao động có tay nghề đang là đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, công tác đào tạo nghề cần hết sức chú trọng. Tỉnh đã xác định: “Tăng cường đào tạo nghề là một nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh”.

Trong thời gian qua, công tác đào tạo nghề của tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Đã xây dựng được mạng lưới dạy nghề rộng khắp trên địa bàn tỉnh, nhất là những vùng còn khó khăn. Nhiều chính sách ưu đãi đã được đưa ra để khuyến khích người lao động tham gia học nghề, nhất là người dân địa phương. Trong số học sinh học nghề thì có hơn 72% học sinh là người địa phương. Chất lượng đào tạo nghề luôn được quan tâm hàng đầu cho nên những năm qua đã đạt đươc nhiều kết quả tốt đẹp. Tỷ lệ học sinh lên lớp bình quân đạt 97,6%, tỷ lệ học sinh ra trường có được việc làm tương đối cao (trên 90%). Các cơ sở dạy nghề và nhà trường luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Trong tổng số 1.268 giáo viên đang công tác tại các trường dạy nghề, có đến 1.138 giáo viên đạt chuẩn theo quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, chiếm tỷ lệ 89,7%. Chất lượng phòng học, nhà xưởng từng bước được cải thiện. Công tác đổi mới phương thức giảng dạy, đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, thường xuyên cập nhật thông tin về giáo trình và bài giảng được đẩy mạnh. Những trường dạy nghề được đầu tư trọng điểm và một số trường dạy nghề của TW trên địa bàn tỉnh, trang thiết bị dạy nghề tương đối đồng bộ và được đổi mới về cơ bản.

Có được những kết quả trên là do sự quan tâm đầu tư rất lớn của Tỉnh thể hiện qua: đưa ra các chính sách về đào tạo nghề (Nghị quyết 05 của Hội đồng nhân dân...), các chủ trương về khuyến khích phát triển đào tạo nghề như hỗ trợ học phí cho người lao động tham gia học nghề; miễn giảm học phí cho những học sinh là con gia đình nghèo học ở trường nghề; khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức, cá nhân tham gia mở lớp dạy nghề... Xã hội hóa công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm và thực hiện một cách có hiệu quả, đã huy động được nhiều nguồn lực tham gia công tác phát triển mạng lưới đào tạo nghề với nhiều ngành nghề khác nhau.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động của VN trong thời gian qua (Trang 30 - 32)