THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNGTHỜI GIAN QUA
2.1.3.2. Những hạn chế trong công tác đào tạo nghề của Việt Nam
Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề còn thấp, số lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số lao động ( chiếm 75,21%). Trong số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thì tỷ lệ qua đào tạo CĐ, ĐH chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong khi công nhân kỹ thuật còn kÐm
i. Mạng lưới cơ sở dạy nghề mặc dù đã được phát triển nhưng số lượng trường, trung tâm dạy nghề vẫn còn ít (hiện còn trên 50% số quận, huyện, thị xã chưa có trung tâm dạy nghề). Việc phát triển mạng lưới nhất là nhằm phục vụ cho khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa còn kém, chậm triển khai xây dựng các trường chất lượng cao, trường đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.
ii. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo chưa phù hợp; trong khi một số ngành số học viên tham gia học rất đông như hàn, điện...thì có những ngành không đủ học viên tham gia như nghề mộc, nề...chưa bổ sung thường xuyên các nghề đào tạo mới theo yêu cầu của thị trường lao động; các cơ sở đào tạo những
nghề « mình có » mà không đào tạo những nghề « theo yêu cầu của doanh nghiệp », học viên sau khi tốt nghiệp ra trường không biết kiếm việc ở đâu. Điều này là một trong những nguyên nhân làm giảm khá lớn số lượng người muốn tham gia học nghề do không đảm bảo được việc làm sau đào tạo
iii. Chất lượng dạy nghề còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, do các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy nghề tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn bất cập:
- Đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Theo thống kê, hiện các trường dạy nghề đang thiếu khoảng 7000 GV ; tỷ lệ giáo viên/học sinh trong các trường dạy nghề là 1/28 nhất là trình độ kỹ năng thực hành nghề, ngoại ngữ, tin học ứng dụng, phương pháp giảng dạy;
- Nhiều chương trình, giáo trình dạy nghề chậm được cập nhật, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với yêu cầu của sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
- Nhiều CSDN có diện tích nhỏ so với quy mô đào tạo, thiếu xưởng thực hành, ký túc xá, khu thể dục thể thao; trang thiết bị dạy nghề thiếu về chủng loại, số lượng và lạc hậu về công nghệ.
iv. Xã hội hoá dạy nghề triển khai còn chậm, chưa thu hút được nhiều tổ chức, cá nhân, nhất là các doanh nghiệp tham gia dạy nghề; việc huy động nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp, của xã hội, của quốc tế cho dạy nghề còn hạn chế.