Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động của VN trong thời gian qua (Trang 47 - 49)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNGTHỜI GIAN QUA

2.2.1. Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề

Ninh Bình là một trong những tỉnh có mạng lưới cơ sở đào tạo nghề khá phát triển gồm các cơ sở dạy nghề từ Trung ương (TW) đến địa phương. Theo thống kê đến năm 2010, Ninh Bình là nơi đứng chân của 3 Trường Cao đẳng nghề, 5 Trường trung cấp nghề, 24 Trung tâm dạy nghề, 6 cơ sở khác có đào tạo nghề và 18 cơ sở dạy nghề thành lập mới đến năm 2010. Dưới đây là bảng thể hiện mạng lưới cơ sở đào tạo nghề của tỉnh Ninh Bình :

Bảng 2.1: Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề tỉnh Ninh Bình phân theo cấp quản lý năm 2010

STT Cơ sở đào tạo nghề Tổng số Cơ quan quản lý

TW Tỉnh Huyện, thị

1

Trường CĐ, TC nghề 8 5 2 1

2

Trung tâm dạy nghề 24 4 21

3 THCN có dạy nghề 1 1

4 Cơ sở khác có dạy nghề 6 6

5 Cơ sở dạy nghề thành lập

mới đến năm 2010 18 1 17

Tổng 57 5 14 39

Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Ninh Bình

Qua bảng số liệu trên cho thấy sự phát triển đa dạng của các hình thức dạy nghề khác nhau với sự quản lý của các cấp từ TW đến địa phương. Một số trường thuộc TW quản lý như trường CĐ nghề LiLaMa 1, CĐ nghề cơ giới Ninh Bình, CĐ nghề, CĐXD Tam Điệp, trung cấp nghề số 13, trung cấp nghề số 14. Đây là những trường hàng năm nhận được sự đầu tư rất lớn từ phía Nhà nước cho việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề. Một số cơ quan của tỉnh cũng đóng góp vào công tác dạy nghề như Sở LĐTB&XH Ninh Bình (TTGTVL Sở LĐTB&XH), Sở Công Nghiệp Ninh Bình (TTKC&ĐTPT Công nghiệp), Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình (TTGDTX&DN TX Tam Điệp). Ngoài ra phải kể đến sự tham gia công tác dạy nghề của khu vực ngoài Nhà nước. Trong tổng số 57 cơ sở, có 26 cơ sở theo hình thức công lập, 31 cơ sở còn lại theo hình thức tư thục, chiếm tỷ lệ 54,4%. Có thể thấy ngày càng nhiều đơn vị ngoài Nhà nước tham gia công tác đào tạo nghề. Không chỉ có các trường Cao đẳng, trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề, trong tỉnh cũng

xuất hiện nhiều hình thức dạy nghề khác như dạy nghề tại các doanh nghiệp, doanh nghiệp đứng ra dạy nghề cho người lao động đã và đang làm việc tại doanh nghiệp mình, đào tạo và đào tạo lại hoặc mở các lớp dạy nghề; dạy nghề thủ công truyền thống như đan, thêu, chiếu cói, đồ đá mỹ nghệ...tại các gia đình trong các làng nghề truyền thống; các hợp tác xã và các tổ chức đoàn thể như Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội người mù cũng đứng ra thành lập hiệp hội dạy nghề đặc biệt dành cho đối tượng khó khăn, trong diện chính sách.

Với những nỗ lực cho công tác dạy nghề, tới nay, mạng lưới cơ sở đào tạo nghề đã phủ khắp các huyện, thị xã trên toàn tỉnh. Thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Hệ thống cơ sở dạy nghề tại các huyện, thị tỉnh Ninh Bình năm 2010 STT Huyện, thị xã Số cơ sở Trường

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động của VN trong thời gian qua (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w