Kết quả đạt được trong công tác đào tạo nghề của Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động của VN trong thời gian qua (Trang 41 - 44)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNGTHỜI GIAN QUA

2.1.3.1.Kết quả đạt được trong công tác đào tạo nghề của Việt Nam

Từ năm 2002 đến nay công tác dạy nghề đã được phục hồi sau một thời gian dài bị suy giảm, từng bước đổi mới và phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong SXKD, dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Một số kết quả chủ yếu đã đạt được là:

i. Hình thành hệ thống pháp luật để điều chỉnh hoạt động dạy nghề, chuyển hệ thống dạy nghề từ hai loại chương trình đào tạo (dài hạn và ngắn hạn) sang hệ thống dạy nghề với ba cấp trình độ đào tạo (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề); coi trọng kỹ năng thực hành nghề và chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

ii. Mạng lưới các cơ sở dạy nghề đã phát triển theo quy hoạch trên toàn quốc, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo. Trong 6 năm (2002- 2007) số trung tâm dạy nghề tăng từ 150 trung tâm lên 599 trung tâm và đã phát triển được hơn một ngàn cơ sở dạy nghề khác ; tính đến tháng 11 năm 2010 có 265 trường TCN, 107 CĐN và 684 TTDN và hơn 1000 cơ sở khác có tham gia dạy nghề. Quy mô dạy nghề tăng nhanh (năm 2002 dạy nghề cho 887,3 ngàn người, đến năm 2009 là 1,538 triệu người).

Nguồn: Tổng cục dạy nghề

Ghi chú: Không tính các trung tâm dạy nghề, các cơ sở khác có tham gia dạy nghề

Hình 2.3: Mạng lưới các trường dạy nghề giai đoạn 1960-2010

iii. Quy mô tuyển sinh dạy nghề giai đoạn 2002- 2008 tăng bình quân 6,5%/năm đã dạy nghề cho 8,1 triệu người, trong đó dạy nghề dài hạn đạt hơn 1,4 triệu người (tăng 15%/năm); dạy nghề ngắn hạn đạt 6,655 triệu người (tăng gần 6%/năm).

iv. Hình thức dạy nghề dài hạn (bắt đầu từ năm học 2007-2008 bao gồm trung cấp nghề và cao đẳng nghề) trong những năm gần đây phát triển khá nhanh, vượt qua cả kết quả của thời kỳ vàng son nhất của công tác dạy nghề của Việt Nam vào những năm 80 của thế kỷ XX.

Nguồn: Tổng cục dạy nghề

Hình 2.4: Tuyển sinh học nghề dài hạn giai đoạn 1960-2007

v. Cơ cấu ngành nghề đào tạo đã từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đã mở thêm nhiều nghề đào tạo mới mà thị trường lao động có nhu cầu và các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động.

vi. Các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy nghề đã được cải thiện: đội ngũ giáo viên dạy nghề tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng; nhiều chương trình dạy nghề đã được đổi mới về nội dung cho phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề của khoảng 50% số cơ sở dạy nghề đã được trang bị bổ sung, nâng cấp. Chất lượng và hiệu quả dạy nghề có bước chuyển biến tích cực; khoảng 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở dạy nghề tỷ lệ này đạt trên 90%.

vii. Việc mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề và việc Nhà nước ban hành các chính sách hỗ trợ dạy nghề đối với người dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ, người nghèo, người tàn tật, lao động nông thôn… đã tạo cơ hội cho nhiều người được học nghề và góp phần thực hiện công bằng xã hội.

đem lại kết quả bước đầu, nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã đầu tư thành lập các cơ sở dạy nghề, nâng tỷ lệ nguồn kinh phí đầu tư ngoài công lập lên trên 37% tổng đầu tư cho dạy nghề trong năm 2007. Số cơ sở dạy nghề ngoài công lập năm 2007 chiếm 32,4% tổng số cơ sở dạy nghề, trong đó số trường, trung tâm dạy nghề ngoài công lập chiếm 23,5%. Các tổ chức chính trị - xã hội đã tham gia dạy nghề và tuyên truyền, khuyến khích các đoàn viên, hội viên tham gia học nghề.

Nhìn chung, dạy nghề đang từng bước đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất của thị trường lao động. Lao động Việt Nam đã đảm nhiệm được nhiều vị trí quan trọng trong các ngành sản xuất, kể cả các ngành đòi hỏi kỹ thuật cao, công nghệ phức tạp, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động của VN trong thời gian qua (Trang 41 - 44)