Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác đào tạo nghề ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động của VN trong thời gian qua (Trang 45 - 47)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNGTHỜI GIAN QUA

2.1.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác đào tạo nghề ở Việt Nam

ở Việt Nam

i. Mặc dù nhận thức của các cấp, các ngành về dạy nghề đã có bước chuyển biến tích cực, nhưng còn không ít các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và kể cả các cơ quan Bộ, ngành vẫn chưa nhận thức đúng mức về vai trò của dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật là một trong những nhân tố quyết định thành công và phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Do đó, khi xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa

phương, của ngành hầu như chưa đề cập đến phát triển nhân lực nói chung và dạy nghề nói riêng; chưa quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị cho dạy nghề; các địa phương chưa ưu tiên dành quỹ đất cho việc mở rộng và thành lập mới các cơ sở dạy nghề.

ii. Cơ chế, chính sách về dạy nghề chưa thay đổi kịp với việc chuyển nền kinh tế sang kinh tế thị trường; chính sách tiền lương cũng như các chế độ đãi ngộ khác đối với giáo viên dạy nghề chưa thỏa đáng, chưa tạo động lực khuyến khích đội ngũ giáo viên này gắn bó với nghề; cơ chế chính sách chưa tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia dạy nghề nhất là chính sách tín dụng, chính sách đất đai, chính sách ưu đãi về thuế thu nhập đối với cơ sở dạy nghề; một số chính sách còn thiếu và chưa đồng bộ, đặc biệt là cơ chế, chính sách dạy nghề tại doanh nghiệp. Các cơ sở dạy nghề chưa thay đổi kịp theo cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động dạy nghề.

iii. Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho dạy nghề tăng chậm, chưa tương xứng với tốc độ tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Định mức chi thường xuyên đối với dạy nghề và mức thu học phí được quy định từ năm 1998 đến nay chưa được sửa đổi, nên thu không thể đủ bù đắp chi phí đào tạo (chỉ đáp ứng được khoảng 50%), điều đó đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy nghề, nhất là kỹ năng thực hành nghề.

iv. Chưa chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề. Bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề các cấp còn bất cập với chức năng, nhiệm vụ được giao, nhiều Sở Lao động Thương binh Xã hội của các tỉnh chưa có phòng quản lý dạy nghề riêng mà thường ghép chức năng quản lí dạy nghề với quản lí việc làm.

v. Quan hệ giữa các cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp chưa chặt chẽ. Nhiều doanh nghiệp và người sử dụng lao động chưa thấy được trách nhiệm và lợi ích của mình trong công tác đào tạo nghề.

vi. Công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn và hướng nghiệp về dạy nghề còn yếu, chưa làm cho xã hội, nhất là học sinh tốt nghiệp THCS, THPT và

khối thanh niên hiểu đúng về học nghề và lựa chọn đúng nghề để học.

Thực trạng trên cho thấy trong những năm qua dạy nghề tuy đã có bước phát triển, đổi mới và đạt được một số kết quả, nhưng vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình độ và cơ cấu ngành nghề cho sự nghiệp CNH, HĐH và HNKTQT. Vì vậy, hệ thống dạy nghề phải được đổi mới và phát triển nhằm khắc phục các yếu kém và đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường trong nước và xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động của VN trong thời gian qua (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w