THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNGTHỜI GIAN QUA
2.2.2. Quy mô đào tạo nghề của tỉnh
Khi nhắc đến quy mô đào tạo nghề là chúng ta nói đến số lượng cơ sở đào tạo nghề, lượng học sinh được đào tạo qua các năm, sự ra tăng của số lượng cơ sở đào tạo nghề và số lượng học sinh được đào tạo nghề. Với sự ra tăng không ngừng của lực lượng lao động hàng năm cùng với nhu cầu về lao động qua đào tạo nghề thì quy mô đào tạo nghề của tỉnh cũng không ngừng được mở rộng.Nhìn vào biểu đồ dưới đây cho thấy: tổng số cơ sở đào tạo nghề của tỉnh liên tục tăng qua các năm.
Nguồn: baoninhbinh.org.vn; Sở Lao động – thương binh và xã hội tỉnh Ninh Bình
Hình 2.5: Tổng số cơ sở đào tạo nghề tỉnh Ninh Bình qua các năm (2002-2010)
Nếu như năm 2002, số cơ sở dạy nghề hết sức ít ỏi chỉ có 8 cơ sở đã tăng lên gấp 3 vào năm 2006 và liên tục tăng trong các năm gần đây; năm 2008 là 37 cơ sở tăng lên 57 cơ sở năm 2010. Sự ra tăng các cơ sở dạy nghề chịu tác động rất lớn bởi các chính sách phát triển của tỉnh chẳng hạn như năm 2005, UBND tỉnh ra quyết định 655 ngày 17/3/2005 về “Hỗ trợ trực tiếp lao động tại các khu vực bị thu hồi đất”; năm 2007, tỉnh ra Quyết định số 1556/2007/QĐ – UBND ngày 31/07/2007 về “ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” trong đó ưu tiên hỗ trợ kinh phí dạy nghề cho các doanh nghiệp mỗi đối tượng học nghề tối đa không quá 2 triệu đồng. Điều này cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng đào tạo nghề cho lao động tại doanh nghiệp mình. Tiếp theo đến năm 2008, ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt đề án số 15/ĐA – UBND về “công tác giảm nghèo đến năm 2010” trong đó mỗi năm dành 2,5 tỷ đồng để tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho lao động 23 xã nghèo của tỉnh...Sự ra
tăng mạnh số lượng cơ sở đào tạo nghề thể hiện sự tham gia ngày càng tích cực của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề. Xã hội hóa công tác đào tạo nghề ở Ninh Bình ngày một được đẩy mạnh và nâng cao.
Cùng với sự tăng lên về số lượng cơ sở dạy nghề là sự ra tăng rất nhanh số lao động được đào tạo nghề hàng năm. Dưới đây là bảng số liệu về kết quả công tác đào tạo nghề thời kỳ 2002-2010 của tỉnh Ninh Bình:
Bảng 2.3: Kết quả công tác đào tạo nghề tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2002-2010
Năm Tổng số Trong đó Số lao động được đào tạo nghề hàng năm (người) Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề (%) Nữ Người dân tộc CĐ nghề TC nghề Sơ cấp nghề DN dưới 3 tháng 2002 4.725 85 45 300 4350 375 5,8 2004 8.560 267 124 300 7.474 786 9,1 2006 13.085 750 457 2.145 9.890 1.050 13,5 2007 20.046 1.550 860 1.050 5.230 11.936 1.830 15,6 2008 23.713 2.780 1.064 1.160 6.454 13.698 2.401 18,8 2009 27.863 4.496 1.180 1.840 6.890 14.893 4.240 24,5 2010 44.640 6.520 1.380 2.550 8.250 27.140 6.700 28,5
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch dạy nghề năm 2010 và xây dựng kế hoạch dạy nghề 2010 của Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Ninh Bình.
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy số lượng lao động qua đào tạo nghề hàng năm liên tục tăng. Năm 2002 với tổng số lao động qua đào tạo nghề là 4.725 người (chiếm 5,8% tổng lao động) thì đến năm 2006 con số này tăng gấp 3 lần so với năm 2002, đạt 13.085 người. Đến năm 2010 đã đào tạo được 44.640 người nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 28,5%. Trong công tác
đào tạo nghề thì chủ yếu là đào tạo sơ cấp nghề và đào tạo dưới 3 tháng, chiếm tỷ lệ 75,5%; trong khi dạy nghề Cao đẳng và Trung cấp có tăng nhưng vẫn chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong đào tạo, chiếm 24,5%. Mặc dù xu hướng ra tăng lao động học nghề dài hạn (CĐ và TC), cơ cấu đào tạo nghề đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động đào tạo ngắn hạn, tăng tỷ lệ lao động đào tạo dài hạn nhưng sự chuyển dịch này còn chậm. Nhìn vào biểu đồ dưới đây có thể nhận thấy những điều đó.