Một số chính sách trong nước liên quan tới công tác đào tạo nghề ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động của VN trong thời gian qua (Trang 38 - 40)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNGTHỜI GIAN QUA

2.1.2.Một số chính sách trong nước liên quan tới công tác đào tạo nghề ở Việt Nam

nghề ở Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng lao động đáp ứng cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã đề ra hàng loạt chủ trương lớn, cho đến các chính sách cụ thể. Mục tiêu và giải pháp cơ bản được đề cập tại nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành TƯ Đảng khoá IX “…dành vốn ngân sách đầu tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề của Nhà nước, đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hoá, phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, bảo đảm hàng năm đào tạo nghề cho khoảng một triệu lao động, đưa tỷ lệ được đào tạo nghề lên khoảng 30% vào năm 2010”. Trong những năm gần đây, Đảng, Quốc hội và Chính phủ, các Bộ, Ngành đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp qui về dạy nghề: Từ các nghị quyết, luật, đến hàng loạt các quyết định, thông tư…Các quy định pháp luật cũng như các chính sách này có tác dụng bước đầu tạo môi

trường, hành lang pháp lý và chính sách thuận lợi để phát triển mạnh công cuộc dạy nghề cho người lao động, nâng cao khả năng tạo việc làm, thúc đẩy chuyển dịch lao động nông nghiệp, nông thôn. Một số chính sách về dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực được đưa ra dưới đây.

Đầu tiên phải kể đến Chương trình Mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo theo Quyết Định của Thủ tướng chính phủ Số 71/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2002 đã đưa ra mục tiêu: nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% tổng số lao động trong độ tuổi quy định vào năm 2010; điều chỉnh cơ cấu đào tạo nhân lực về bậc đào tạo, ngành nghề và lãnh thổ phù hợp với nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đẩy mạnh đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường với các dự án đã và đang được thực hiện như: Dự án Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất các trường sư phạm; Dự án Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn; Dự án Tăng cường cơ sở vật chất các trường học, các Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; xây dựng một số trường đại học, trung học chuyên nghiệp trọng điểm; Dự án Tăng cường năng lực đào tạo nghề.

Hệ thống luật pháp quy định về dạy nghề cũng được từng bước hoàn thiện với sự ra đời của Luật dạy nghề số 76/2007/QH11 ngày 29/11/2007 quy định về hoạt động, tổ chức của cơ sở dạy nghề; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề. Với 92 điều trong văn bản luật cùng với những văn bản hướng dẫn thi hành luật quy định rõ về quản lý nhà nước về dạy nghề; chính sách đối với cơ sở dạy nghề; quy định đối với giáo viên học viên tham gia; cùng với đó là những chính sách ưu tiên đối với các đối tượng khó khăn trong xã hội...Luật dạy nghề đã trở thành văn bản pháp luật dựa vào đó các cơ quan chức năng phát hiện và xử phạt những cơ sở dạy nghề không đáp ứng yêu cầu quy định cũng như có chế độ khen thưởng kịp thời đối với các cơ sở và tổ chức có nhiều đóng góp.

đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Theo đề án, năm 2010 sẽ dạy nghề cho 430.000 lao động nông thôn. Trong đó, thí điểm các mô hình dạy nghề (thông qua hệ thống trung tâm dạy nghề đã được đầu tư xây dựng bằng ngân sách) cho khoảng 18.000 người và đặt hàng các cơ sở, trung tâm dạy nghề khoảng 12.000 người. Đối tượng được xác định là nông dân thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, nông dân bị thu hồi ruộng, nhằm chuẩn bị các điều kiện để triển khai đề án trong giai đoạn 2011-2015 và cả những năm tiếp theo. Từ nay đến năm 2020 bình quân mỗi năm sẽ đào tạo cho hơn 1 triệu lao động nông thôn, trong đó, đào tạo và bồi dưỡng cho 100.000 cán bộ và công chức xã. Để từ đó, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn; theo dự tính thì tổng kinh phí thực hiện Đề án vào khoảng 25.980 tỷ đồng. Vừa qua, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015" theo quyết định số 295/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ ban hành ngày 26/02/2010 nhằm tăng cường cơ hội học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; đặc biệt phụ nữ khu vực nông thôn, phụ nữ độ tuổi trung niên, phụ nữ dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng di dời, giải tỏa; nhằm tăng tỷ lệ lao động nữ qua đào tạo; nâng cao chất lượng lao động; góp phần xóa đói giảm nghèo.

Nhìn chung, công tác đào tạo nghề của Việt Nam ngày càng được chú trọng với việc ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật, khung pháp lý tạo căn cứ để ổn định và phát triển hơn nữa hệ thống dạy nghề ở Việt Nam, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động của VN trong thời gian qua (Trang 38 - 40)