Chính phủ các nước thường có các chính sách nhất quán và đồng bộ về phát triển đào tạo nghề lồng ghép trong Chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, Chính phủ sẽ giao các cơ quan quản lí xác định và thiết lập hệ thống tiêu chuẩn để quản lí thống nhất chất lượng đào tạo trên phạm vi cả nước tương ứng với hệ thống bằng cấp, chứng chỉ nghề. Đồng thời, quy hoạch phát triển đào tạo nghề trên cơ sở có tầm nhìn xa về xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là xu hướng phát triển của khoa học và công nghệ, để từ đó có chiến lược đáp ứng về nhân lực.
địa lí để đảm bảo tính chủ động của các cơ quan quản lí đồng thời tạo sự linh hoạt cho hoạt động đào tạo nghề được phân bố tại các vùng địa phương theo quy hoạch tổng thể của cả nước.
Phát triển nguồn đào tạo nghề được nhất quán từ khâu đào tạo, sử dụng và bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đảm bảo cân bằng cung cầu lao động trên thị trường theo các ngành kinh tế cũng như theo vùng địa lí.
Phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thực hiện song song theo hai hướng là đào tạo để chuyển dịch cơ cấu lao động (là chủ yếu, gắn liền với quá trình công nghiệp hóa) và đào tạo nghề để nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp cho học sinh ngay từ cấp PTCS để có định hướng học nghề ngay sau khi học hết PTTH.
Đào tạo nghề được phát triển đa dạng và vai trò của các đối tác xã hội được chú trọng; đồng thời phát huy tính chủ động của các cá nhân trong một xã hội học tập suốt đời.
Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết và thực hành tại cơ sở đào tạo với thực hành tại nơi sử dụng lao động, gắn kết chặt chẽ giữa “học” và “hành”, đào tạo theo địa chỉ, gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của nơi sử dụng lao động.
Trong quá trình phát triển dạy nghề, Ninh Bình cũng không thể tránh khỏi những hạn chế, nên cần thiết phải tìm hiểu và áp dụng có chọn lọc những bài học quý giá trên đây để nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác đào tạo nghề của tỉnh.
CHƯƠNG II