SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐÀO TẠO NGHỀ

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động của VN trong thời gian qua (Trang 25 - 27)

Cùng với KHKT–CN và nguồn vốn thì nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đến sự thành công của sự nghiệp đổi mới toàn diện kinh tế - xã hội ở nước ta. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà nhịp độ thay đổi diễn ra với tốc độ chóng mặt, đó là thời đại bùng nổ công nghệ, bùng nổ thông tin chúng đã tác động mạnh đến dây chuyền sản xuất, đến cung cách quản lý, đến nếp sống và suy nghĩ của mọi người trong xí nghiệp. Và cũng chính sự bùng nổ này mà các cấp lãnh đạo thấy cần phải trang bị cho người lao động các kiến thức và kỹ năng mới cần thiết để theo kịp với sự thay đổi. Nhu cầu đào tạo và phát triển trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Đào tạo – phát triển không còn là vấn đề chúng ta muốn hay chúng ta nên phát triển tài nguyên nhân sự mà vấn đề phát triển tài nguyên nhân sự là vấn đề sống còn của xã hội chúng ta.

Câu hỏi đặt ra là : Tại sao cần phải đào tạo? Về phía xã hội, đào tạo là vấn đề sống còn của xã hội nhằm chống lại nạn thất nghiệp. Về phía người lao động và doanh nghiệp, đào tạo đáp ứng được yêu cầu công việc của tổ chức, nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức.

Giáo dục - đào tạo (GDĐT) là cơ sở phát triển nguồn nhân lực, là con đường cơ bản để phát huy nguồn nhân lực. Với những triển vọng tốt đẹp nền giáo dục Việt Nam đang và sẽ đào tạo được nguồn nhân lực dồi dào, có đủ khả năng và tâm huyết trong việc gìn giữ nền độc lập dân tộc cũng như xây dựng một đất nước giàu mạnh. Bác Hồ của chúng ta đã từng nói rằng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

[Trích Hồ Chí Minh: Sđd, 1996, t.12, tr.212], hay V.I.Lênin đã khẳng định: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại là công nhân, là người lao động”. [V.I.Lênin: Sđd, 1977, t.38, tr.430]. Một lần nữa lại nhấn mạnh tới vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển bền vững của một đất nước cũng như của tất cả các quốc gia trên thế giới. Tại Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “ nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Đặc biệt Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020 nêu rõ: Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân là một trong ba khâu đột phá chiến lược…Như vậy cần nhận thức rõ vai trò của nhân lực, đặc biệt là nhân lực có trình độ cao và công nhân lành nghề.

Trong cơ cấu lao động, lao động qua đào tạo nghề là lực lượng đông đảo nhất, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Đào tạo nghề cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cao, trình độ kỹ thuật tốt phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế trong quá trình CNH-HĐH đất nước. Đào tạo nghề giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về nghề để có định hướng đúng đắn về nghề

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động của VN trong thời gian qua (Trang 25 - 27)