Khái niệm

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 25 - 26)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Khái niệm

- Khái niệm: Theo Luật Cán bộ, Công chức năm 2008, công chức cấp xã là

công dân Việt Nam, trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, làm việc tại UBND xã do được tuyển dụng và giao giữ chức danh theo chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo.

Công chức cấp xã có 07 chức danh sau đây: + Trưởng Công an;

+ Chỉ huy trưởng Quân sự; + Văn phòng - Thống kê;

+ Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường; + Tài chính - Kế toán;

+ Tư pháp - Hộ tịch; + Văn hóa - Xã hội.

Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý (bao gồm cả công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về xã).

Để nâng cao chất lượng thực thi công vụ, công chức cấp xã không những cần có nhiệt tình cách mạng, có phẩm chất tốt, đạo đức tốt mà còn cần phải có năng lực công tác để hoàn thành nhiệm vụ.

- Đặc điểm: Khác với công chức Nhà nước khác, trong mỗi công chức xã đều

hội tụ đủ những đặc điểm, đặc trưng cho các vai trò khác nhau mà họ phải thể hiện như: công dân, người đồng hương, bà con, họ hàng, người đại diện của

cộng đồng, đại diện cho Nhà nước... Các vai trò này của có tính thống nhất và

mâu thuẫn, xung đột trong mỗi hoàn cảnh, lĩnh vực riêng.

Hoạt động thực thi công vụ của công chức xã là hoạt động đa dạng, phức tạp. Môi trường làm việc, đối tượng tiếp xúc của công chức xã rất rộng, là

người “làm dâu trăm họ”, họ phải chăm lo giải quyết tất cả các công việc trong đời sống xã hội ở địa phương về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh... Những công việc lại mang tính bất thường, thụ động theo yêu cầu của nhân dân (khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn, giải quyết các vấn đề đất đai, môi trường...).

Hiện nay, công chức xã nhìn chung đã có sự nâng lên về trình độ, đã được đào tạo một cách cơ bản; tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập về trình độ, về kỹ năng thực thi công vụ. Đặc biệt, công chức ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, nhiều người chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, lại phải kiêm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau. Do vậy, hiệu quả công vụ ở những nơi này thường hạn chế nhiều hơn so với các địa phương vùng đồng bằng.

1.1.2.2. Vị trí và vai trò

Công chức xã có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước - là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với Nhân dân, thực hiện hoạt động quản lí nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa- xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo thẩm quyền được phân cấp; đảm bảo cho các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được triển khai thực hiện trong cuộc sống; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của dân, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư và huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội.

Công chức xã là nguồn nhân lực quan trọng trong bộ máy chính quyền cơ sở, là bộ phận cấu thành của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước. Do tính chất và nhiệm vụ được giao, đội ngũ công chức chuyên môn xã phải thường xuyên tiếp xúc với Nhân dân, trực tiếp lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân, mọi việc mà công chức chuyên môn làm đều có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, quyền lợi và nghĩa vụ của Nhân dân.

Chính vì vậy, đội ngũ công chức chuyên môn đó có một vai trò hết sức quan trọng. Họ là người hiểu rõ chính sách, pháp luật của Nhà nước, họ tham mưu nhưng cũng có thể chi phối được Chủ tịch hoặc các Phó Chủ tịch UBND, nâng cao hoặc hạn chế vai trò, uy tín lãnh đạo của lãnh đạo UBND xã. Do điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin cần thiết ở địa phương bị hạn chế, các công chức chuyên môn đôi khi còn là “bộ nhớ” về các số liệu, dữ kiện trong thời gian phụ trách công việc. Vì vậy, họ có tác động rất lớn đến đội ngũ những người kế thừa sau đó.

Trong công việc, công chức chuyên môn là người đóng nhiều vai trò khác nhau: vừa là người đại diện cho Nhà nước thực hiện công vụ trong lĩnh vực chuyên môn mình phụ trách, vừa là người thừa hành, tham mưu cho lãnh đạo UBND trong quan hệ trực tiếp hàng ngày với Nhân dân. Công chức xã phải có nghĩa vụ thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước với thẩm quyền được giao. Với những đối tượng trong phạm vi quyền hạn mình quản lý, mỗi khi có chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hoặc có những quyết định của cấp trên, với cương vị công tác của mình, công chức chuyên môn có nhiệm vụ kết hợp với các lực lượng chức năng ở địa phương tổ chức tuyên truyền, giải thích, thuyết phục và hướng dẫn Nhân dân thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả. Như vậy, ngoài vai trò là người quản lý, họ còn đóng vai trò như một tuyên truyền viên tích cực. Ở đâu công tác tuyên truyền tốt thì ở đó việc giải quyết các vấn đề của địa phương đó luôn luôn hiệu quả và được lòng Nhân dân. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước có được Nhân dân ủng hộ hay không đều phụ thuộc rất nhiều vào khả năng vận động, tuyên truyền, thuyết phục của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở nói chung và không thể thiếu vai trò, trách nhiệm của đội ngũ công chức cấp xã - những người có trình độ chuyên môn nhất định trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng...

Ở vị trí công chức xã, ngoài việc đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống thì họ còn phải giải quyết những mặt trái, những tình huống nảy sinh khi thực hiện công việc; là người kiểm nghiệm tính đúng đắn, phù hợp trong những quyết định của cấp trên và phát hiện, kiến nghị giải quyết những vấn đề nảy sinh đó.

1.1.2.3. Chức trách, tiêu chuẩn và nhiệm vụ của công chức cấp xã

Căn cứ Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 5/12/2011 của Chính phủ về Công chức xã, phường, thị trấn và Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường và thị trấn; công chức cấp xã có các tiêu chuẩn, chức trách và nhiệm vụ như sau:

- Chức trách: Công chức xã làm công tác chuyên môn thuộc biên chế của Ủy

ban nhân dân cấp xã, có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác được phân công và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

- Tiêu chuẩn:

+ Tiêu chuẩn chung:

Đối với các công chức Văn phòng - Thống kê, Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường, Tài chính - Kế toán, Tư pháp - Hộ tịch, Văn hóa - Xã hội: Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Có năng lực tổ chức vận động Nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác.

Đối với công chức Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã: ngoài những tiêu chuẩn quy định như trên còn phải có khả năng phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thực hiện một số nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của Nhà nước. + Tiêu chuẩn cụ thể:

Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên. Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp trung học phổ thông. Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức được đảm nhiệm. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên. Tiếng dân tộc thiểu số: ở địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số thì công chức phải biết thành thạo tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác đó; nếu khi tuyển dụng mà chưa biết tiếng dân tộc thiểu số thì sau khi tuyển dụng phải hoàn thành lớp học tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác được phân công. Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo chương trình dành cho chức danh công chức cấp xã hiện đảm nhiệm.

Tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với các chức danh này; trường hợp pháp luật chuyên ngành không quy định thì thực hiện theo nội dung trên.

Căn cứ vào tiêu chuẩn của công chức cấp xã quy định như trên và điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền xem xét, quyết định việc giảm một cấp về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn đối với công chức làm việc tại xã đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận

thuộc khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; thời gian để công chức cấp xã mới được tuyển dụng phải hoàn thành lớp học tiếng dân tộc thiểu số; lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị.

- Nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ của công chức Trưởng Công an xã: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công an xã và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã giao.

+ Nhiệm vụ của công chức Chỉ huy trưởng Quân sự: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ, quốc phòng toàn dân, nghĩa vụ quân sự và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

+ Nhiệm vụ của công chức Văn phòng - Thống kê:Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực Văn phòng, thống kê, tổ chức, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc và thanh niên trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, lịch làm việc định kỳ và đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức các kỳ họp; chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Tổ chức lịch tiếp dân, tiếp khách của Ủy ban nhân dân cấp xã; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp xã; nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Thường trực HĐND, UBND xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; tổng hợp, theo dõi và báo cáo việc thực hiện quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã và thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật. Chủ trì, phối hợp với công chức khác xây dựng và theo dõi việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã; dự thảo các văn bản theo yêu cầu của HĐND, Thường trực HĐND, UBND, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

+ Nhiệm vụ của công chức Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ: Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy

định của pháp luật. Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã. Giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã. Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

+ Nhiệm vụ của công chức Tài chính - Kế toán: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn cấp xã. Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 25 - 26)