Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 41 - 42)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3.1. Các yếu tố khách quan

- Môi trường, điều kiện làm việc: Môi trường làm việc đối với công chức

xã bao gồm: mối quan hệ giữa cấp trên, cấp dưới, giữa đồng nghiệp với nhau, giữa công chức với nhân dân, cách tiếp xúc, xử sự trong công sở…

Để công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước thực thi tốt được nhiệm vụ của mình thì chính quyền các xã cần tạo ra môi trường làm việc phù hợp. Có môi trường làm việc tốt thì mỗi công chức mới có điều kiện làm việc tốt, phát huy khả năng của mình, chung sức thực hiện nhiệm vụ của tập thể.

Điều kiện làm việc bao gồm: cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện làm việc… Điều kiện làm việc ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của công chức hành chính nhà nước. Nếu được đảm bảo đầy đủ các điều kiện và phương tiện làm việc thì sẽ giúp công chức giải quyết công việc được nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

- Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ: Chính sách tiền lương và các

chế độ đãi ngộ ảnh hưởng rất lớn đến năng lực thực thi công vụ của công chức. Công chức xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước, làm việc thời gian hành chính nên để phát huy hết tài năng và cống hiến cho chính quyền và Nhân dân thì phải có chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ tương xứng với công việc mà họ đảm nhiệm. Tiền lương thấp không kích thích được công chức gắn bó với Nhà nước, không thu hút và không giữ được nhân tài. Mặt khác, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu cực, tham nhũng của một bộ phận công chức. Việc trả lương đúng và thực hiện các chế độ đãi ngộ cho công chức tạo động lực để công chức nâng cao năng lực công vụ qua đó hiệu quả công vụ được nâng cao.

- Công tác tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá công chức: Công tác tuyển dụng được thực hiện nghiêm túc, công khai, minh

bạch thì sẽ tuyển được đội ngũ công chức có chất lượng cao, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Việc bố trí, sắp xếp công chức phù hợp với công việc của họ sẽ giúp họ phát huy hết khả năng của mình, tạo được hứng thú và sáng tạo trong công việc. Ngược lại, nếu bố trí, sắp xếp không hợp lý, không phù hợp với trình độ chuyên môn và vị trí công tác thì kết quả công việc sẽ không cao.

Ngoài các kiến thức có được từ trường lớp thì kiến thức bổ sung, chuyên môn, nghiệp vụ, các kỹ năng công vụ đòi hỏi luôn được bổ sung cập nhật để đáp ứng yêu cầu công vụ. Do vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến năng lực thực thi công vụ của mọi công chức.

Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, nếu không có sự kiểm tra, đánh giá công chức định kỳ mà chỉ dựa vào các báo cáo trên giấy tờ thì sẽ không đánh giá chính xác được năng lực thực sự của công chức. Do vậy, sẽ thủ tiêu sự phấn đấu hoặc không tạo ra động lực để công chức cố gắng để nâng cao năng lực thực thi công vụ của mình.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w