Nhóm giải pháp về tuyển dụng, sử dụng và tạo nguồn công

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 89 - 93)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Nhóm giải pháp về tuyển dụng, sử dụng và tạo nguồn công

Cần tuyển dụng đủ số lượng công chức xã đã được UBND tỉnh giao (hiện còn thiếu 23 người so với chỉ tiêu đã được phân bổ). Việc tuyển dụng phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, tiêu chuẩn chức danh, đảm bảo nguyên tắc công khai, công bằng, chất lượng và hiệu quả. Việc tuyển dụng phải được thực hiện đúng theo Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức xã, phường, thị

trấn và nội quy kỳ thi tuyển công chức xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số 11/2013/QĐ-UBND ngày 16/5/2013 của UBND tỉnh Quảng Trị và Quyết định số 19/2013/QĐ-UBND ngày 15/7/2013 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành quy định thẩm quyền quyết định tổ chức bộ máy, biên chế, tuyển dụng và quản lý công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do UBND tỉnh làm chủ sở hữu. Đối với huyện Đakrông, việc tuyển dụng công chức xã có thể được thực hiện thông qua xét tuyển

Cần sớm hoàn thành việc xây dựng cơ cấu chức danh và hoàn thiện bản mô tả công việc, bản phân tích công việc và bản tiêu chuẩn yêu cầu đối với công chức. Đây cần được xem căn cứ quan trọng cần có để hoạt động xét dụng diễn ra có chất lượng.

Cần đảm bảo sự sự nghiêm minh, công bằng trong thi tuyển, xét tuyển nhằm tìm được người có năng lực thực sự. Tuyển dụng là khâu quan trọng, do đó các bước chuẩn bị chu đáo sẽ giúp tổ chức thực hiện hiệu quả hơn các hoạt động quản lý và sử dụng nhân sự. Thực hiện chính sách ưu tiên trong tuyển dụng là những người tốt nghiệp cử tuyển diện huyện gửi đi đào tạo có địa chỉ, đúng chuyên môn nghiệp vụ; tốt nghiệp đại học đạt loại giỏi trở lên ở trong nước và đạt loại khá trở lên ở nước ngoài có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh công chức cần tuyển dụng; người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, đã có ít nhất 5 năm công tác (không kể thời gian tập sự, thử việc) trong ngành, lĩnh vực cần tuyển, đáp ứng được ngay yêu cầu của chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng. Giao trách nhiệm cho Ban Chỉ huy quân sự huyện và Công An huyện, phối hợp với Phòng Nội vụ có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an làm nguồn dự bị cho công chức cấp xã, đặc biệt là đối với các chức danh Trưởng Công An xã và Chỉ huy trưởng quân sự.

Đối với công chức là người dân tộc thiểu số tại chỗ ở địa phương, các tiêu chuẩn đối với chức danh có thể thấp hơn một bậc đối với các đối tượng khác nhằm tạo điều kiện thực hiện tốt chính sách dân tộc, tạo nguồn cán bộ lâu dài cho địa phương.

Việc bố trí, sử dụng công chức phải trên nguyên tắc đúng người, đúng việc, từ công việc mà bố trí công chức phù hợp với trình độ chuyên môn, tố chất nhằm kích thích năng lực cống hiến của công chức. Tránh việc sắp xếp nhân sự theo cảm tính, theo mối quan hệ. Cần có một thời gian tập sự nghiêm túc để xem xét năng lực công chức thông qua hoạt động thực tiễn để có căn cứ bố trí công tác. Việc sử dụng hợp lý, bố trí đúng người đúng việc sẽ giúp cho công chức phát huy hết khả năng, sở trường, rèn luyện kỹ năng thành thạo góp phần nâng cao chất lượng thực thi công vụ của công chức.

Thực hiện việc luân chuyển và chuyển đổi vị trí công tác công chức có thời hạn để nâng cao trình độ chuyên môn của công chức trong thực thi công vụ. Công tác luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác công chức xã cần được tổ chức một cách hợp lý, đảm bảo mối quan hệ giữa ổn định và phát triển, với yêu cầu bồi dưỡng, rèn luyện xây dựng đội ngũ công chức xã có năng lực toàn diện, chuyên sâu.

Thông qua việc thực hiện luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác công chức có cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ cơ sở, từ các nơi làm việc khác nhau, môi trường làm việc khác nhau, trau dồi các kỹ năng làm việc, tạo điều kiện để công chức tự phấn đấu nâng cao trình độ của bản thân.

Luân chuyển công chức theo chiều dọc và theo chiều ngang. Luân chuyển theo chiều dọc là luân chuyển công chức của các phòng ban chuyên môn của huyện xuống làm công chức xã và ngược lại công chức xã lên làm việc tại các phòng ban chuyên môn cấp huyện. Luân chuyển theo chiều ngang, là việc luân chuyển công chức hành chính giữa các xã và thị trấn.

Chuyển đổi vị trí công tác (định kỳ) là việc điều động, bố trí, phân công lại vị trí công tác đối với công chức công tác tại các vị trí trong danh mục quy định tại Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định 150/2013/NĐ-CP ngày 1/1/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 158/2007/NĐ-CP. Đối với công chức xã, việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác được áp dụng với các chức danh Tài chính - Kế toán và Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường. Bên cạnh việc chủ động phòng ngừa tham nhũng, việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của công chức xã góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực của đội ngũ công chức xã khi được làm việc trong nhiều môi trường công tác khác nhau.

Rút dần cán bộ chủ chốt là người Kinh tăng cường ở các xã miền núi để bố trí cán bộ là người dân tộc thiểu số khi đủ điều kiện. Thực hiện điều động cán bộ xã đủ tiêu chuẩn lên công tác tại các cơ quan của tỉnh, huyện và ngược lại luân chuyển cán bộ của tỉnh, huyện tăng cường về công tác tại các xã miền núi.

Cần chú trọng trong việc tạo nguồn cho đội ngũ công chức xã. Tiến hành điều tra, thống kê các đối tượng là cán bộ thôn bản, con em người dân tộc đã học xong chương trình phổ thông trung học, đại học, cao đẳng và trung học cử tuyển đã ra trường để có kế hoạch sử dụng, bổ sung nguồn công chức xã. Rà soát vị trí việc làm, nhu cầu đào tạo và độ tuổi đội ngũ công chức hiện tại để tiếp tục chính sách cử tuyển có địa chỉ đối với con em người đồng bào dân tộc. Đồng thời cần thực hiện chính sách hợp đồng cán bộ để tạo nguồn cho đội ngũ công chức cấp xã: Sinh viên là người dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng được tuyển chọn vào làm việc tại các cơ quan cấp huyện và cán bộ cấp xã theo chỉ tiêu biên chế, số sinh viên không tuyển hết, UBND tỉnh cân đối bố trí một khoản ngân sách nhất định cho các chức danh công chức dự nguồn ở xã hàng năm.

Hiện tại, có 39 trí thức trẻ đang công tác tại UBND các xã, đây là một nguồn lực hết sức quan trọng, được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm công tác tại các địa phương. Tuy nhiên, cơ chế tuyển dụng số trí thức trẻ này sau thời hạn hết hợp đồng chưa được rõ ràng. Cần có chế độ tuyển dụng đặc biệt dành cho đối tượng này sau khi hết thời hạn hợp đồng.

Trong việc tạo nguồn, tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số phấn đấu đạt tỷ lệ nữ từ 30% trở lên trong bộ máy.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 89 - 93)