Kỹ năng thực thi công vụ

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 74 - 76)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1.2. Kỹ năng thực thi công vụ

Trong các kỹ năng thực thi công vụ thì nhóm các kỹ năng mà công chức xã đáp ứng cao (tốt và rất tốt) theo thứ tự gồm: Sử dụng internet (98,6%), nghe gọi điện thoại (98%), tiếp công dân (90%), giao tiếp hành chính (85%),

lập kế hoạch công tác cá nhân (85%), tiếp nhận và xử lý thông tin (84%), phối hợp trong công tác (83%) và tổng hợp, viết báo cáo (80%). Trong số đó, các kỹ năng có mức độ đánh giá “rất tốt” cao nhất là “nghe, gọi điện thoại” (76%). Đối với công chức cấp xã, kỹ năng tiếp công dân được đánh giá trong tốp đầu của các kỹ năng thực thi công vụ là điểm mạnh đáng quý, cần được tiếp tục phát huy. Tương tự như vậy, các kỹ năng khác trong nhóm được đánh giá “rất tốt này” này cần tiếp tục được quan tâm.

Nhóm các kỹ năng đáp ứng khá bao gồm: Phân tích và giải quyết công việc (77%), giao tiếp với đồng bào dân tộc (73,6%), làm việc nhóm (72%) và soạn thảo văn bản (68%).

Như vậy, về cơ bản, công chức xã của huyện có các kỹ năng để có thể làm khá trôi chảy công việc của mình được giao. Bên cạnh các kỹ năng nghiệp vụ được hình thành trong quá trình đào tạo từ trường lớp, có rất nhiều kỹ năng đội ngũ công chức đã tích lũy được từ kinh nghiệm thực tế.

2.3.1.3. Tinh thần, thái độ, ý thức, hành vi đạo đức của công chức trong thực thi công vụ

Mức độ đáp ứng các yêu cầu về Tinh thần trách nhiệm trong công việc, Tác phong làm việc, Tinh thần phối hợp trong công tác của đội ngũ công chức xã và Thái độ phục vụ nhân dân khá cao (theo thứ tự đánh giá các tiêu chí ở mức độ Rất tốt lần lượt là: 41%, 34%, 29% và 25%).

Đáng chú ý mức độ “rất tốt” ở mức cao nhất dành cho tiêu chí Tinh thần trách nhiệm trong công việc (59%). Đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng vì những tiêu chí này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của đội ngũ công chức xã. Đội ngũ công chức xã cần tiếp tục phát huy để có thêm được nhiều sự ủng hộ từ nhân dân, từ các cấp, các ngành và xã hội. Đồng thời, đây chính là những yếu tố hết sức quan trọng để hình thành văn hóa tổ chức, văn hóa công sở.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 74 - 76)