Năng lực cá nhân

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 35 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1.2. Năng lực cá nhân

Trên thực tế năng lực của một con người thường được cấu thành bởi ba yếu tố:

- Kiến thức: Những kiến thức mà cá nhân đã học được trên nhiều lĩnh

vực, nhiều cấp học. Đó có thể được thể hiện thông qua hệ thống bằng cấp các loại mà họ nhận được. Tuy nhiên, các loại bằng cấp này chỉ mới thể hiện mức độ con người thu lượm được kiến thức trên giảng đường, vào thời điểm kết thúc khóa học. Những kiến thức này có thể sẽ dần bị lãng quên, rơi rụng do không có điều kiện để sử dụng hoặc biết nhưng không sử dụng đến (Ví dụ: Một nhà khoa học cũng có thể quên đi khá nhiều vấn đề, kiến thức đã được học từ thời phổ thông và ngay cả đại học). Bằng cấp trên một phương diện nào đó thể hiện kiến thức (mức độ hiểu biết trên từng lĩnh vực) mà cá nhân con người có được. Nhưng đó chỉ là điều kiện đủ.

Về nguyên tắc, nhiều nhà tuyển dụng coi bằng cấp như là yếu tố để cho phép nhà quản lý coi đó là tiêu chí hiểu biết, có kiến thức. Mặt khác, một số các nhà tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực cho rằng kiến thức không khó để có được và nếu một người bị rơi rụng kiến thức có thể thông qua việc đào tạo bổ sung để cung cấp cho họ.

- Kỹ năng: Thuật ngữ kỹ năng cũng có nhiều cách quan niệm. Đó chính

thể làm, thực hiện trôi chảy một công việc cụ thể được trao cho họ. Con người có thể làm được nhiều việc, trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, mức độ trôi chảy, làm được ngay từ đầu không phải luôn có với một người đối với mỗi loại công việc. Họ có thể làm tốt việc này nhưng không thể làm trôi chảy việc kia mặc dù hai công việc này cùng đều dựa trên một nền tảng kiến thức, mức độ hiểu biết. Điều đó cũng đồng nghĩa với cách hiểu là con người có nhiều cấp độ kỹ năng khác nhau, có những loại công việc làm tốt, có những loại công việc không làm tốt hoặc không thể làm.

Kỹ năng của một người có được phải thông qua thực thi các loại công việc. Nếu như kiến thức có thể có được thông qua học tập, đào tạo và bồi dưỡng, thì kỹ năng có được phải thông qua thực hành. Một người có kiến thức đã học, về nguyên tắc có thể có khả năng làm được công việc nào đó. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là mức độ tối thiểu, thấp nhất có thể. Họ phải thực hành và thông qua thực hành, có thể cả trên lớp học hoặc thực tiễn mới hình thành từng bước, từng cấp độ của kỹ năng trên từng lĩnh vực cụ thể.

Các lớp học chỉ giúp chúng ta một phương pháp luận để rèn luyện kỹ năng và chỉ áp dụng các phương pháp đó trên lĩnh vực thực thi công việc, chúng ta mới có thể trở thành người có kỹ năng cao, thành thạo (chuyên gia).

- Hành vi, cách ứng xử, cách quan hệ: Đây là yếu tố thứ ba xác định được năng lực của một con người. Những biểu hiện về quan hệ, ứng xử, giao tiếp, nói, nghe là những biểu hiện của hành vi. Và hành vi của một người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và được thể hiện thông qua những hoạt động cụ thể. Hành vi ứng xử, giao tiếp, quan hệ mang tính cách của cá nhân con người, tính cách đó khá nhiều trường hợp khó thay đổi. Nhưng đồng thời, nhiều loại hành vi chịu tác động của môi trường và các bên có liên quan trong quá trình quan hệ. Do vậy, thành công hay thất bại của con người cũng sẽ phụ thuộc vào hành vi mà chính họ có trong mối quan hệ với các cá nhân khác.

Ba nhóm yếu tố trên được kết hợp chặt chẽ với nhau tạo nên một chính thể đó là năng lực của cá nhân con người. Năng lực của một cá nhân là sự kết hợp và chi phối lẫn nhau giữa ba nhóm yếu tố gồm kiến thức, kỹ năng và hành vi ứng xử, cách quan hệ.

Trên thực tế, cũng có thể chi tiết các nhóm yếu tố trên thành những yếu tố nhỏ hơn hoặc cũng có thể bổ sung thêm những tiêu chí khác.

1.2.1.3. Năng lực của công chức cấp xã

Trong hoạt động quản lý nhà nước, năng lực của công chức chính là khả năng của công chức thực hiện có kết quả hoạt động tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với đối tượng quản lý phù hợp với trật tự hành chính quy định và xác định theo ý chí của nhà quản lý một cách có hiệu quả.

Năng lực của công chức cấp xã là khả năng thể chất và trí tuệ của mỗi công chức trong việc sử dụng tổng hợp các yếu tố như kiến thức, kỹ năng, thái độ hành vi… để xử lý tình huống, thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành công việc được giao trong mục tiêu xác định của tổ chức (HĐND, UBND xã).

Có thể xem năng lực của công chức cấp xã được cấu thành từ các yếu tố:

- Một là, học vấn, kiến thức: được biểu hiện qua bằng cấp, trình độ đào

tạo ở trường lớp và qua kiến thức, kinh nghiệm xã hội mà người công chức xã tích lũy và học hỏi được trong cuộc sống.

- Hai là, kỹ năng nghiệp vụ: là tổng hợp những cách thức, phương thức,

biện pháp tổ chức và thực hiện giải quyết công việc của công chức xã. Điều này thể hiện ở khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn vào thực tế, sự thành thạo và nắm vững nghiệp vụ.

- Ba là, tinh thần, thái độ, ý thức, hành vi đạo đức: là yếu tố có ảnh

hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của công chức xã. Nhờ có hành vi, thái độ, ý thức phù hợp của công chức mà công việc được giải quyết nhanh hơn,

hiệu quả hơn và nhận được sự ủng hộ của các cá nhân khác. Điều này, phụ thuộc vào các yếu tố thể chất và tâm lý của cá nhân. Cùng chung một hiện tượng nhưng mỗi người sẽ có quan điểm, cách ứng xử và hành vi khác nhau. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào tác phong làm việc, văn hoá tổ chức và động lực của công chức xã.

- Bốn là, hiệu quả giải quyết công việc: Công chức xã có năng lực là

người biết khai thác, sử dụng các nguồn lực của tổ chức mình để tổ chức thực thi một cách hiệu quả các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo chức trách và nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 35 - 38)