Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 60 - 62)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2.2.Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Biểu đồ 2.6: Tỉ lệ công chức theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

(Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng cán bộ, công chức năm 2012 kèm theo Công văn số 112/BC-UBND ngày 21/5/2013 của UBND huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị).

Nhìn vào Biểu đồ 2.6 ta thấy số công chức có trình độ sau đại học là 3 người, chiếm 2,1%. Công chức có trình độ đại học là 45 người, chiếm 31,7%.

Đại học Sau đại học

Trung cấp Cao đẳng Sơ cấp

Chưa qua đào tạo 31,7% 2,1% 7,8% 53% 3,5% 1,4%

Công chức có trình độ cao đẳng là 11 người, chiếm 7,8%. Công chức có trình độ trung cấp là 76 người, chiếm 53,5%. Công chức có trình độ sơ cấp là 5 người, chiếm 3,5% và chưa qua đào tạo là 2 người chiếm 1,4%.

Có 129/142 công chức được bố trí đúng theo trình độ chuyên môn, chiếm 90,8% và có 13/142 công chức có trình độ chuyên môn không phù hợp với vị trí chức danh, chiếm 9,2%. Nhóm chức danh có trình độ chuyên môn phù hợp là Công an, Tài chính - Kế toán, Địa chính – Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường. Nhóm chức danh có trình độ chuyên môn không phù hợp là Văn phòng - Thống kê (06 người), Tư pháp - Hộ tịch (03 người), Văn hóa – Xã hội (02 người) và Chỉ huy trưởng quân sự (01 người).

Trong những năm gần đây, nhờ có các chính sách đào tạo đặc thù cho huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và Nghị quyết 06/2008/NQ-HĐND ngày 8/4/2008 của HĐND tỉnh Quảng Trị về chính sách và kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở người dân tộc thiểu số từ năm 2008-2010, chiến lược đến năm 2020, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức xã, đặc biệt người dân tộc thiểu số đã được nâng lên một bước đáng kể và cơ bản phù hợp với yêu cầu vị trí chức danh công chức. Tuy nhiên, các vị trí đòi hỏi chuyên môn khá cao như Tài chính - Kế toán, Địa chính – Nông Nghiệp - Xây dựng và Môi trường, phần lớn tuyển dụng người ngoài địa phương do nguồn tại chỗ không đáp ứng được. Chức danh Tư pháp – Hộ tịch kiêm nhiệm phó công an xã, cần người địa phương để am hiểu tình hình, trong lúc người địa phương có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo vị trí chức danh không đáp ứng được nên đã phải tuyển người có trình độ chuyên môn không phù hợp (03 người). Trình độ chuyên môn đóng vai trò quan trọng nhất đối với năng lực của công chức trong thực thi công vụ vì đây là những kiến thức liên quan trực tiếp với công việc mà công chức đảm nhận.

Từ phân tích trên ta thấy, ngoài một số ít công chức cấp xã có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo, một số khác được bố trí không đúng chuyên môn, phần lớn công chức cấp xã của huyện Đakrông đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 60 - 62)