Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý về

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 88 - 89)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý về

Chúng ta đang xây dựng một nền hành chính nhà nước : Chính quy, chuyên nghiệp và từng bước hiện đại. Mục tiêu này chỉ đạt được khi những con người đang làm việc trong nền hành chính thực sự chính quy, chuyên nghiệp và từng bước hiện đại. Muốn vậy, cần phải có các tiêu chí rõ ràng để đánh giá năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đối với đội ngũ công chức xã, để làm được điều này cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Sớm hoàn thiện việc xây dựng đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức theo Thông tư số 05/2013/TT-BNV ngày 25/6/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ Quy định về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức. Thông qua việc xây dựng vị trí việc làm Bảng mô tả công việc của từng vị trí công chức, chỉ cho công chức biết rõ nhiệm vụ của mình, tự đánh giá được sự hoàn thành nhiệm vụ được giao thông qua sự đối chiếu giữa công việc cần thực thi và nội dung bản mô tả vị trí việc làm. Đồng thời, cần thiết kế khung tiêu chuẩn năng lực thực thi công vụ của công chức. Khung năng lực bao gồm các năng lực và kỹ năng cần phải có để hoàn thành các công việc ở mỗi vị trí việc làm cụ thể. Khung năng lực có thể bao gồm các tiêu chí chung như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước, các kiến thức bổ trợ (ngoại ngữ, tiếng Bru-Vân kiều, tin học văn phòng, kiến thức xã hội…) và các tiêu chí cụ thể

như khả năng tham mưu, kỹ năng soạn thảo văn bản, giao tiếp hành chính, tiếp nhận và xử lý thông tin, phối hợp trong công tác, phân tích và giải quyết công việc, tổng hợp, viết báo cáo, làm việc nhóm, lập kế hoạch công tác cá nhân, sử dụng internet, nghe & gọi điện thoại, tiếp công dân đặc biệt là giao tiếp với đồng bào dân tộc…

-Sớm hoàn thiện quy trình, phương pháp đánh giá kết quả thực thi công vụ của công chức cụ thể, rõ ràng, công khai, minh bạch trên cơ sở so sánh, đối chiếu với bảng mô tả công việc và khung năng lực; xây dựng văn hóa khách quan trong đánh giá trên cơ sở “vì việc không phải vì người”; quan trọng kết quả, hiệu quả công việc nhiều hơn là cách thức đạt được kết quả đó.

Đánh giá kết quả thực thi công việc phải được xem là một trong những tiêu chí cơ bản cho việc đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm…nhằm tạo động lực thực sự cho công chức phấn đấu, phát triển, nâng cao năng lực của mình.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w