7. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội
Đakrông là huyện miền núi nằm phía Tây - Nam tỉnh Quảng Trị, có vị trí địa lý từ 16017’55”- 16049’12”
vĩ độ Bắc và 106044’01”- 107014’15” kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Gio Linh và Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
- Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện Sa Muồi, tỉnh Salavan, nước CHDCND Lào. - Phía Đông giáp huyện Triệu Phong và Hải Lăng, Quảng Trị. - Phía Tây giáp huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị và huyện Sa Muồi, tỉnh Salavan, nước CHDCND Lào.
Huyện Đakrông được thành lập theo Nghị định số 83/1996/NĐ-CP, ngày 17 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ với 13 đơn vị hành chính cấp xã (là 10 xã đặc biệt khó khăn của huyện Hướng Hóa và 3 xã nghèo nhất của huyện Triệu Phong). Ngày 02 tháng 01 năm 2004, thị trấn Krông Klang được thành lập là Trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội của huyện. Từ đó, Huyện Đakrông có 14 đơn vị hành chính, bao gồm 13 xã (A Vao, A Bung, A Ngo, Tà Rụt,
Húc Nghì, Tà Long, Ba Nang, Đakrông, Hướng Hiệp, Mò Ó, Triệu Nguyên, Ba Lòng, Hải Phúc) và thị trấn (Krông Klang) là trung tâm huyện lỵ Đakrông, cách thị xã Đông Hà 41 km dọc theo hướng Quốc Lộ 9 đi cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo.
Huyện có 53,8 km đường biên giới chung với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, có cửa khẩu Quốc tế La Lay nối thông với các nước Lào, Thái Lan, Campuchia, có chiến khu Ba Lòng là chiếc nôi cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đakrông nằm trên tuyến Hành lang Kinh tế
Đông - Tây, là giao điểm của Quốc Lộ 9 (đi cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo) và Quốc Lộ 14 - Đường Hồ Chí Minh (Đi cửa khẩu Quốc tế Lalay). Do vậy, Đakrông có vị trí khá thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và có vai trò quan trọng về quốc phòng - an ninh.
Huyện Đakrông có diện tích tự nhiên 1.223,32km2, chiếm hơn ¼ diện tích toàn tỉnh Quảng Trị, địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá. Dân số tính đến thời điểm 31/12/2012 là 39.159 người, chiếm 5,56% dân số toàn tỉnh Quảng Trị, mật độ dân số 31,98người/km2. Đakrông có 3 dân tộc anh em Vân Kiều, Pakô, Kinh cùng sinh sống, trong đó đồng bào Vân Kiều, Pakô chiếm gần 80% dân số toàn huyện. Mỗi dân tộc ở đây có một bản sắc văn hóa độc đáo riêng, góp phần tạo nên bức tranh sắc màu văn hóa phong phú, đa dạng.
Lịch sử hình thành nền văn hóa gắn liền với quá trình lao động sáng tạo qua bao đời của cộng đồng nơi đây.
Đakrông còn là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, mang đậm dấu ấn lịch sử của 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với những con người mang họ Hồ của Bác, sắt son, chung thủy với Đảng, với Bác Hồ, với Cách mạng.
Huyện có một số tiềm năng để phát triển lâm nghiệp, thương mại - du lịch và công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng và thủy điện. Huyện có điều kiện thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng và phong phú với đặc trưng của của rừng già Trường Sơn có nhiều loại động vật hoang dã và lâm sản quý hiếm đang được khoanh vùng bảo tồn nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, với đặc thù của địa hình miền núi chủ yếu là núi đá vôi qua hàng triệu năm hình hành và phong hóa đã tạo ra nhiều hang động kỳ thú cùng với nguồn nước khoáng nóng tiềm năng phù hợp với phát triển du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng.
Là huyện miền núi mới được thành lập chưa lâu, xuất phát điểm thấp, kinh tế - xã hội kém phát triển, trình độ dân trí hạn chế, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp gắn liến với phong tục đốt nương làm rẫy, đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Lúc mới thành lập, nền kinh tế nông nghiệp gắn liền với tập quán kênh tác lạc hậu đốt nương làm rẫy; tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm trên 70%; thu nhập bình quân đầu người 700.000 đồng/người/năm; cơ sở hạ tầng, giáo dục-đào tạo, y tế… hầu hết còn sơ khai và gặp rất nhiều khó khăn.
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ về nhiều mặt của Trung ương, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các Sở, ban ngành, các huyện, thị trong tỉnh, các nhà tài trợ, hảo tâm trong và ngoài nước cùng với quyết tâm nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện nhà, Đakrông đã phát huy tinh thần sáng tạo, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững
quốc phòng, an ninh. Đặc biệt, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 30a/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ (giai đoạn 2009-2013), Đakrông đã thu được những thành tựu hết sức quan trọng trên các lĩnh vực, đó là:
Nhiều giá trị truyền thống được khôi phục, nhiều di sản văn hóa được phát hiện, bảo vệ và phát huy giá trị. Nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc như: Lễ hội mừng lúa mới, đâm trâu, Ra Pấk, Lễ uống rượu thề, Lễ hội Cồng chiêng, Lễ hội Ariêu Piing; các làn điệu dân ca như: Làn điệu Oát; Xa Nớt; Tà oải của đồng bào Vân kiều; Làn điệu Ca Lơi, Cha chấp, Xiêng của đồng bào Pa cô đang dần được phục hồi, duy trì và phát triển; đặc trưng văn hóa ngôi nhà dài truyền thống của đồng bào Pa Cô được phục dựng; nhiều loại hình nhạc cụ truyền thống đặc trưng như: Abel, Khui, đàn Ta Lư, Cồng chiêng, Xập xỏa được khôi phục và được sử dụng phổ biến trong các lễ hội và trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ trên 70% khi thành lập huyện (1997) đến năm 2013 giảm còn 30,56%,. Đặc biệt, trong giai đoạn 5 năm thực hiện Nghị quyết 30a (2008-2013) tỉ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm 5,69%, cao hơn so với chỉ tiêu của Nghị quyết 30a và Nghị quyết của HĐND tỉnh đặt ra đối với huyện nghèo (chỉ tiêu đề ra là giảm 4%/năm).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá trị sản xuất) tăng cao qua các thời kỳ. Bình quân giai đoạn 1997-2013 đạt 14,1% . Đặc biệt, giai đoạn 5 năm thực hiện Nghị quyết 30a (2009-2013) tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 16,8%/năm.
Thu nhập bình quân đầu người (theo giá trị sản xuất) tăng từ 0,7 triệu đồng/người/năm vào năm 1997 lên 7,37 triệu vào năm 2013. Đặc biệt, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 30a (2009-2013), thu nhập bình quân đầu người cuối kỳ so với đầu kỳ bằng 294,8%, từ 2,5 triệu/ người/năm cuối năm 2007 lên 7,37 triệu/ người/ năm cuối năm 2013.
Tổng thu Ngân sách tăng cao, từ 7,334 tỷ đồng năm 1997 đến năm 2013 đạt 361,605 tỷ đồng. Trong đó: Thu ngân sách trên địa bàn năm 1997 là 1,792 tỉ đến năm 2013 đạt 13,970 tỉ. Đặc biệt, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 30a (2009-2013), tổng thu ngân sách cuối kỳ bằng 478,6% so với đầu kỳ từ 75,440 tỉ cuối năm 2007 lên 361,065 tỉ cuối năm 2013. Trong đó, thu ngân sách trên địa bàn năm 2013 bằng 711,3% so với cuối năm 2007 từ 1,964 tỉ cuối 2008 tăng lên 13,970 năm 2013.
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến khá tích cực. Bà con bước đầu đã có ý thức vươn lên tự thoát nghèo. Việc trồng lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế; hoạt động giao khoán trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng đã thay đổi phong tục tập quán canh tác lạc hậu "chặt, đốt, cuốc, trỉa", góp phần nâng cao thu nhập. Đến nay, độ che phủ rừng đạt 62,5%, nạn phá phá rừng làm rẫy đã được hạn chế ở mức thấp.
Ngoài ra, trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội đều đã có sự thay đổi vượt bậc: Đến nay, 100% các xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã, hệ thống đường liên thôn, nội thôn từng bước được kiên cố hoá; năm 1997 chỉ có 41 thôn gần trung tâm huyện lỵ có điện, đến nay 100% số xã, thị trấn, 90/102 thôn bản với 85% hộ gia đình đã được dùng điện lưới quốc gia; 70% hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh; hệ thống cơ sở vật chất, trường lớp, nhà ở giáo viên, thiết bị trường học được đầu tư xây dựng, bổ sung hoàn thiện theo hướng chuẩn hóa: năm học 1997-1998 cả huyện chỉ có 13 trường học, với 4.493 học sinh, đến nay đã phát triển lên 44 trường học với 12.873 học sinh; huyện đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập Mầm non 5 tuổi, đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục, chống mù chữ, đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và có 04 đơn vị trường học đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 2,73% năm 1997 xuống còn 1,93% năm 2013; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 46%
xuống còn 24%. 100% các thôn bản và cơ quan đơn vị đã phát động xây dựng làng văn hóa, đơn vị đơn vị văn hóa, trong đó 133 làng, đơn vị văn hóa (71 làng, 62 đơn vị) đã được công nhận văn hóa. Việc triển khai thực hiện các chính sách xã hội thu được nhiều kết quả tích cực. Chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền đạt được nhiều kết quả nổi bật. Khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường.
Những kết quả đạt được như trên so với các địa phương khác về giá trị tuyệt đối có thể là chưa lớn, nhưng so với xuất phát điểm, nguồn lực đầu tư và đặc thù của một huyện miền núi đặc biệt khó khăn là hết sức lớn lao và đáng được ghi nhận. Đây là thành tựu đem lại từ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với huyện nghèo, sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành, của xã hội và đặc biệt là kết quả của sự đoàn kết, đồng lòng và nỗ lực không mệt mỏi của toàn Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện Đakrông.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, huyện Đakrông vẫn còn gặp không ít khó khăn, hạn chế: Nền kinh tế vẫn là nhỏ nhất tỉnh, phát triển không bền vững, sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, vẫn còn tình trạng du canh, đốt nương làm rẫy; công tác giảm nghèo đạt được kết quả cao song chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn cao, khả năng tái nghèo còn khá lớn; nguồn nhân lực gặp nhiều khó khăn, nhất là nhân lực có trình độ chuyên môn, lao động có tay nghề, trình độ dân trí còn thấp; một số phong tục tập quán lạc hậu có nơi vẫn chưa được bài trừ…