Nhóm giải pháp về huy động các nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 104 - 120)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.7. Nhóm giải pháp về huy động các nguồn lực tài chính

UBND huyện cần giao Phòng Nội vụ chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính – Kế hoạch, các phòng ban chức năng và UBND các xã, thị trấn triển khai xây dựng Đề án nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện. Cần cụ thể hóa các giải pháp bằng kế hoạch thực hiện với các hoạt động cụ thể và lộ trình thích hợp, trên cơ sở đó có dự trù kinh phí cho việc thực hiện Đề án.

Là một huyện đặc thù, nguồn vốn để thực hiện Đề án có thể huy động từ các nguồn sau:

- Vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA, trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư, vốn đóng góp của doanh nghiệp và dân cư (Theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/8/2008 của Chính phủ).

- Cân đối từ ngân sách tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí hàng năm (Theo Nghị quyết 06/2008/NQ-HĐND ngày 8/4/2008 của HĐND tỉnh Quảng Trị).

- Lồng ghép từ các chương trình mục tiêu, nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và nguồn xã hội hóa.

- Nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục & đào tạo của huyện.

Sau khi phê duyệt, UBND huyện cần giao Phòng Tài chính – Kế hoạch chủ trì, phối hợp với các cơ quan đơn vị và địa phương huy động nguồn lực tài chính để thực hiện. Đồng thời, việc phân bổ vốn cần được thực hiện theo nhu cầu thực tế và kế hoạch tiến độ, thực hiện nêu trong Đề án đã được phê duyệt.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận về năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức xã và chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, các quy định hiện hành của tỉnh Quảng Trị, từ việc đánh giá thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ công chức xã trên địa bàn huyện Đakrông và thực tế các nguồn lực của địa phương, các nhóm giải pháp đưa ra trong chương này vừa mang tính cơ bản, vừa cụ thể, mang tính đặc thù nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức xã trên địa bàn huyện Đakrông hiện nay.

Các giải pháp trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, nếu được tiến hành một cách đồng bộ sẽ tạo một bước chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn lực khó khăn của huyện, không nhất thiết đợi có đủ nguồn lực mới tiến hành tất cả các giải pháp mà có thể tiến hành linh hoạt từng nhóm giải pháp hoặc kết hợp một số các nhóm giải pháp khi hội tụ đủ điều kiện. Các giải pháp đưa ra mang tính chiến lược và dài hạn do vậy có thể chưa đạt ngay kết quả trông đợi ngay sau khi triển khai mà cần có một thời gian nhất định.

Trên cơ sở các giải pháp này, UBND huyện cần chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND các xã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, có phân

công, phân nhiệm cụ thể trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị. Cần theo dõi, giám sát và định kỳ có sơ kết, đánh giá để có sự điều chỉnh, bổ sung phù hợp để các giải pháp sát đúng với thực tế và đem lại hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Chính quyền cấp xã, phường, thị trấn có một vị trí rất quan trọng, là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là nơi tổ chức thực hiện trên thực tế mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận và phản ảnh thực tiễn cuộc sống vào các chính sách của Đảng và nhà nước. Để làm được điều này, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói chung và đội ngũ công chức chuyên môn nói riêng hết sức quan trọng, nếu không muốn nói là yếu tố quyết định đến hiệu quả của công vụ.

Đối với huyện miền núi Đakrông, một trong 61 huyện nghèo của cả nước nằm trong một tỉnh còn khó khăn như Quảng Trị, việc phấn đấu để đạt được các mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của đội ngũ công chức cấp xã. Sau hơn 15 năm thành lập, với xuất phát điểm hết sức khó khăn, đội ngũ công chức xã của huyện đã từng bước được củng cố, kiện toàn và có những đóng góp hết sức to lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và từng bước phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, do tính đặc thù riêng, bên cạnh những kết quả đã đạt được, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức xã đã bộc bộ những hạn chế, yếu kém về trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực thi công vụ và thái độ, hành vi trong thực thi công vụ từ đó có tác động tiêu cực đến hiệu quả công vụ.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách khoa học, khách quan và trung thực thực trạng năng lực của đội ngũ công chức cấp xã của huyện Đakrông dưới giác độ hành chính học, Luận văn đã tìm ra được những điểm mạnh, những hạn chế và bất cập về năng lực của đội ngũ công chức hiện có cũng như các nguyên nhân; từ những phương hướng và mục tiêu đã được Đại hội Đảng các cấp đề ra và thực tế của địa phương, Luận văn đã đề ra bảy nhóm

giải pháp nhằm nâng cao năng lực đội ngũ công chức xã của huyện Đakrông, gồm: (1) Nhóm giải pháp về thể chế, (2) Nhóm giải pháp về tuyển dụng, sử dụng và tạo nguồn công chức, (3) Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng, (4) Nhóm giải pháp về tạo động lực cho công chức, (5) Nhóm giải pháp về nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của công chức, (6) Nhóm giải pháp quản lý, giám sát công vụ, công chức và (7) Nhóm giải pháp về huy động nguồn lực tài chính. Việc thực hiện đồng bộ bảy nhóm giải pháp nay được mong đợi sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức xã. Huyện Đakrông cần phải có được sự nhận thức đầy đủ và một sự chuẩn bị cho tất cả các giải pháp và đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề đòi hỏi sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị các cấp. Tuy nhiên, trong thực tế, nhất là với sự hạn chế về nguồn lực, Huyện không nhất thiết đợi có đủ tất cả các điều kiện mới tiến hành đồng bộ một lúc tất cả các nhóm giải pháp. Khi các điều kiện cần và đủ đến trước với một hoặc một nhóm trong bảy nhóm giải pháp trên cần phải triển khai ngay với quyết tâm cao để từng bước tạo sự chuyển biến, tích lũy dần về lượng để dẫn đến sự thay đổi về chất trong năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức xã hiện nay của huyện nhà.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1) Nghiên cứu các tai nạn gây ra bởi vật liệu nổ tại tỉnh Quảng Trị (Tạp chí Bom mìn và Hành động bom mìn, Trường Đại học James Medison, Hoa Kỳ).

Truy cập tại:

http://www.jmu.edu/cisr/journal/15.2/notes/phung/phung.shtml

2) Nghiên cứu Nhận thức - Thái độ - Hành vi về hiểm họa bom mìn và tai nạn bom mìn sau chiến tranh tại tỉnh Quảng Trị, Việt Nam (Tháng 12/2002).

Truy cập tại:

http://landmines.org.vn/top_links/downloads/KAP-VictimSurvey-Quangtri- 2002-Vie.pdf

3) Nghiên cứu tình hình nạn nhân bom mìn và nhận thức về hiểm họa bom mìn sau chiến tranh tại tỉnh Quảng Trị, Việt Nam (Tháng 9/2006).

Bản tiếng Việt truy cập tại:

http://landmines.org.vn/top_links/downloads/Vict-KAP-2006-Vie.pdf

Bản tiếng Anh truy cập tại:

http://landmines.org.vn/top_links/downloads/Vict-KAP-2006-Eng.pdf

4) Nghiên cứu Tai nạn bom mìn và Nhận thức - Thái độ - Hành vi đối với bom mìn sau chiến tranh (Tái bản lần thứ 3, năm 2010 có bổ sung, hiệu chỉnh)

Bản tiếng Việt truy cập tại:

http://landmines.org.vn/vietnamese/top_links/downloads/KAPVict2010Final_ Vie_Low_for_web.pdf

Bản tiếng Anh truy cập tại:

http://landmines.org.vn/top_links/downloads/KAPB_Vict2010_Final_Eng_L ow_for_web.pdf

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ - Viện Khoa học tổ chức nhà nước (2000), Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước ở cấp xã, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa –Thông tin, Hà Nội.

3. Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Lê Đình Chếch (1994), Về nhà nước xã hội chủ nghĩa và công tác cán bộ chính quyền cấp xã ở Hải Hưng, Luận văn thạc sỹ triết học. 5. Chi cục thống kê huyện Đakrông (2010), Niên giám thống kê huyện

Đakrông.

6. Chi cục thống kê huyện Đakrông (2011), Niên giám thống kê huyện Đakrông.

7. Chi cục thống kê huyện Đakrông (2012), Niên giám thống kê huyện Đakrông.

8. Chi cục thống kê huyện Đakrông (2013), Niên giám thống kê huyện Đakrông.

9. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và Đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Tô Tử Hạ (1998), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội.

11. Tô Tử Hạ, Trần Thế Nhuận, Nguyễn Minh Giang, Thang Văn Phúc (1993), Chế độ công chức và luật công chức của các nước trên thế giới, Nxb CTQG, Hà Nội.

12. Tô Tử Hạ (2002), Cẩm nang cán bộ làm công tác tổ chức Nhà nước, Nxb, Lao động - xã hội, Hà Nội.

13. Tô Tử Hạ (2003), Một số giải pháp để xây dựng đội ngũ công chức hành chính hiện nay, Tạp chí tổ chức Nhà nước (5).

14. Nguyễn Hữu Hải (2010), Tiêu chí đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ công tại các cơ quan hành chính nhà nước, Tạp chí Tổ chức nhà nước tháng 3/2010.

15. Nguyễn Thị Hậu (2003), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cấp xã ở Hải Hưng, Luận văn thạc sỹ Luật học. 16. Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Hồ Chí Minh (2004), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Hồ Chí Minh (1995), Sửa đổi lề nối làm việc, Nxb.CTQG, Hà Nội. 19. Hồ Chí Minh (1975), Về vấn đề cán bộ, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

20. Mai Hữu Khuê chủ biên (2002), Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính, Nxb. Lao động, Hà Nội.

21. Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Văn Mạnh (2001), 55 năm xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Paul Hersey – Ken Blanc Hard (1995), Quản lý nguồn nhân lực, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Hoàng Phê (2002), Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

24. Thang Văn Phúc và Chu Văn Thành (2000), Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước cấp xã, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Thang văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. S.Chiavo-Campo và P.S.A. Sundaram (2003), Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

28. Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông (2003), Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông (2001), Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Vũ Huy Từ (2005), Một số giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở, Tạp chí Quản lý nhà nước số 5/2002.

31. UBND tỉnh Quảng Trị (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.

32. Trần Khắc Việt, Tô Huy Rứa, Nguyễn Cúc (2003), Giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

33. Patten, Thomats Henry (1971), Manpower Planning and the Development of Human Resources.

PHỤ LỤC

CÁC MẪU PHIẾU KHẢO SÁT

PHIẾU KHẢO SÁT KỸ NĂNG CỦA CÔNG CHỨC CẤP XÃ

---

Thông tin mà Anh/ Chị cung cấp sẽ giúp chúng tôi hoàn thành Đề tài nghiên cứu của mình về “ Nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã”.. Những thông tin này chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu, do vậy rất mong nhận được sự cộng tác của Anh/ Chị.

Trân trọng cảm ơn!

1. Anh/ Chị đang đảm nhiệm chức vụ gì tại UBND xã:

... 2. Có tổng số bao nhiêu công chức hiện có tại UBND/HĐND xã: ………. 3. Theo Anh/ Chị có bao nhiêu người trong tổng số công chức của xã: 3.1. Có kỹ năng soạn thảo văn bản được đánh giá là:

- Rất tốt : ……(người)

- Tốt : ……(người)

- Chưa tốt :…….(người)

- Yếu :…….(người)

3.2. Có kỹ năng giao tiếp hành chính được đánh giálà: - Rất tốt : ……(người)

- Tốt : ……(người)

- Chưa tốt :…….(người)

- Yếu :…….(người)

3.2. Có kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin được đánh giá là: - Rất tốt : ……(người)

- Tốt : ……(người)

- Chưa tốt :…….(người)

3.3. Có kỹ năng phối hợp trong công tác được đánh giá là: - Rất tốt : ……(người)

- Tốt : ……(người)

- Chưa tốt :…….(người)

- Yếu :…….(người)

3.4. Có kỹ năng phân tích và giải quyết công việc được đánh giá là: - Rất tốt : ……(người)

- Tốt : ……(người)

- Chưa tốt :…….(người)

- Yếu :…….(người)

3.5. Có kỹ năng tổng hợp, viết báo cáo được đánh giá là: - Rất tốt : ……(người)

- Tốt : ……(người)

- Chưa tốt :…….(người)

- Yếu :…….(người)

3.6. Có kỹ năng làm việc nhóm được đánh giá là: - Rất tốt : ……(người)

- Tốt : ……(người)

- Chưa tốt :…….(người)

- Yếu :…….(người)

3.8. Có kỹ năng lập kế hoạch công tác cá nhân được đánh giá là: - Rất tốt : ……(người)

- Tốt : ……(người)

- Chưa tốt :…….(người)

- Yếu :…….(người)

3.9. Có kỹ năng sử dụng Internet được đánh giá là: - Rất tốt : ……(người)

- Tốt : ……(người)

- Chưa tốt :…….(người)

3.10. Có kỹ năng nghe, gọi điện thoại được đánh giá là: - Rất tốt : ……(người)

- Tốt : ……(người)

- Chưa tốt :…….(người)

- Yếu :…….(người)

3.11. Có kỹ năng tiếp công dân được đánh giá là: - Rất tốt : ……(người)

- Tốt : ……(người)

- Chưa tốt :…….(người)

- Yếu :…….(người)

3.12. Có kỹ năng giao tiếp với đồng bào người dân tộc thiểu số được đánh giá là:

- Rất tốt : ……(người)

- Tốt : ……(người)

- Chưa tốt :…….(người)

PHIẾU KHẢO SÁT VỀ THÁI ĐỘ, HÀNH VI TRONG CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CẤP XÃ

---

Thông tin mà Anh/ Chị cung cấp sẽ giúp chúng tôi hoàn thành Đề tài nghiên cứu của mình về “ Nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã”. Những thông tin này chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu, do vậy rất mong nhận được sự cộng tác của Anh/ Chị.

Trân trọng cảm ơn!

1. Anh/ Chị đang đảm nhiệm chức vụ gì tại UBND xã:

……….. 2. Có tổng số bao nhiêu công chức hiện có tại UBND/HĐND xã: ... 3. Theo Anh/ Chị có bao nhiêu người trong tổng số công chức của xã:

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 104 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w