Kỹ năng (hay mức độ thành thạo tối thiểu để làm được công

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 64 - 71)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Kỹ năng (hay mức độ thành thạo tối thiểu để làm được công

Kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng các kỹ năng cần thiết để làm được công việc chuyên môn của công chức cấp xã tại 14 xã và thị trấn cho ta kết quả như sau:

- Kỹ năng soạn thảo văn bản: mức độ đáp ứng yêu cầu đối với kỹ năng

này lần lượt là rất tốt 28% (40 người), tốt 40% (57 người) và chưa tốt 32% (45 người). Soạn thảo văn bản là một kỹ năng hết sức cơ bản của công chức. Số lượng công chức xã chưa có kỹ năng soạn thảo văn bản chưa tốt chiếm tỉ lệ khá cao trong số công chức xã của huyện là một hạn chế rất lớn trong hoạt động công vụ hàng ngày của công chức cấp xã (Biểu đồ 2.9).

Biểu đồ 2.9: Mức độ đáp ứng kỹ năng soạn thảo văn bản

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 1/2014)

- Giao tiếp hành chính: Có 29% công chức được đánh giá là rất tốt, 56%

tốt và có 15% được đánh giá là chưa tốt về kỹ năng giao tiếp hành chính (Biểu đồ 2.10).

Như vậy, nhìn chung đa phần công chức cấp xã được đánh giá có kỹ năng giao tiếp hành chính tốt và rất tốt (chiếm 85%). Tuy nhiên, vẫn còn một số lượng không nhỏ công chức cấp xã được đánh giá là có kỹ năng giao tiếp hành chính chưa tốt (22 người).

Biểu đồ 2.10: Mức độ đáp ứng kỹ năng giao tiếp hành chính

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 1/2014)

-Tiếp nhận và xử lý thông tin: Có 38% công chức được đánh giá là rất tốt,

46% tốt và có 16% (23 người) được đánh giá là chưa tốt trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin (Biểu đồ 2.11).

Như vậy, nhìn chung đa phần công chức cấp xã được đánh giá có kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin tốt và rất tốt (chiếm 84%). Tuy nhiên, vẫn còn 16% (23 công chức) được đánh giá chưa tốt trong kỹ năng khá quan trọng này.

Biểu đồ 2.11: Mức độ đáp ứng kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 1/2014)

- Kỹ năng phối hợp trong công tác: Có 25% công chức (35 người) được

đánh giá là rất tốt, 58% (82 người) được đánh giá tốt và có 17% (25 người) được đánh giá là chưa tốt về kỹ năng phối hợp trong công tác (Biểu đồ 2.12).

Mỗi công chức đảm trách một phần việc khác nhau, mỗi cơ quan, đơn vị có một chức năng khác nhau. Giải quyết một công việc đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan, đơn vị chức năng, đặc biệt là phối hợp giữa các

công chức cùng một bộ phận và các bộ phận khác nhau trong cùng một xã. Việc đáp ứng kỹ năng phối hợp trong công tác khá cao (83% tốt và rất tốt) cũng là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực của công chức cấp xã.

Biểu đồ 2.12. Mức độ đáp ứng kỹ năng phối hợp công tác

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 1/2014)

- Kỹ năng phân tích và giải quyết công việc: Có 26% công chức (36

người) được đánh giá là rất tốt, 51% (72 người) được đánh giá tốt và có 23% (33 người) được đánh giá là chưa tốt về kỹ năng phân tích và giải quyết công việc (Biểu đồ 2.13).

Đây là một trong những kỹ năng khá quan trọng của công chức liên quan trực tiếp đến kết quả công việc của công chức. Số người được đánh giá có kỹ năng phân tích và giải quyết công việc được đánh giá chưa tốt khá cao (23% tổng số công chức) phản ánh năng lực thực hành ở góc độ này còn khá hạn chế.

Biểu đồ 2.13: Mức độ đáp ứng kỹ năng phân tích và giải quyết công việc

- Kỹ năng tổng hợp, viết báo cáo: Có 28% công chức được đánh giá là rất

tốt, 52% được đánh giá tốt và có 20% được đánh giá là chưa tốt về kỹ năng tổng hợp, viết báo cáo (Biểu đồ 2.14).

Ở cấp độ chuyên môn thì đây là một kỹ năng quan trọng, một trong những nội dung cụ thể chỉ khả năng tham mưu của công chức. Như vậy, bên cạnh đa phần công chức được đánh giá tốt và rất tốt trong kỹ năng này (80% tổng số công chức) thì vẫn còn đến 20% (tương đương với 29 người) còn hạn chế về một trong những kỹ năng tham mưu quan trọng này.

Biểu đồ 2.14: Mức độ đáp ứng kỹ năng tổng hợp, viết báo cáo

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 1/2014)

- Kỹ năng làm việc nhóm: Chỉ có 18% công chức được đánh giá là rất

tốt, 54% được đánh giá tốt và có 28% được đánh giá là chưa tốt trong kỹ năng làm việc nhóm (Biểu đồ 2.15).

Mỗi công chức cấp xã tồn tại như một thực thể của bộ máy hành chính cấp cơ sở, có ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, cùng tồn tại để đạt được mục tiêu nhất định của tổ chức (HĐND, UBND xã, thị trấn), kỹ năng làm việc nhóm giúp cho mỗi công chức vừa có thể hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình được giao, qua đó hoàn thành tốt hơn mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức. Số liệu phân tích cho thấy, mặc dù có 72% công chức được đánh giá tốt và rất tốt trong kỹ năng làm việc nhóm, vẫn có đến 28% (tương đương 40 người) chưa tốt trong kỹ năng quan trọng này, mặc dù đây là một kỹ năng không phức tạp, đòi hỏi phải có sự rèn luyện nhiều.

Biểu đồ 2.15: Mức độ đáp ứng kỹ năng làm việc nhóm

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 1/2014)

- Kỹ năng lập kế hoạch công tác cá nhân: Có 30 % công chức được đánh

giá là rất tốt, 55% được đánh giá tốt và có 15% chưa tốt trong kỹ năng lập kế hoạch công tác cá nhân (Biểu đồ 2.16).

Lập kế hoạch công tác cá nhân là quá trình sắp xếp thời gian thích hợp cho từng công việc để đạt được mục tiêu trong thời gian cho trước, qua đó xác định các biện pháp và nguồn lực cho từng công việc. Đối với công chức xã thì đây đơn giản được hiểu là lịch công tác ngày, tuần, tháng, quý và năm của mỗi người trên cơ sở lịch công tác của HĐND, UBND xã, thị trấn. Về cơ bản, phần lớn công chức đã được đánh giá là tốt và rất tốt trong kỹ năng này (85%).

Biểu đồ 2.16: Mức độ đáp ứng kỹ năng lập kế hoạch công tác cá nhân

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 1/2014)

- Kỹ năng sử dụng Internet: Có đến 36,6 % công chức (52 người) được

đánh giá là rất tốt, 62% (88 người) được đánh giá tốt và chỉ có 1,4 % (02 người) được đánh giá là chưa tốt về kỹ năng sử dụng Internet (Biểu đồ 2.17).

Do đặc thù địa bàn huyện rộng, các xã phân bố rải rác, điều kiện đi lại khó khăn. Nhờ có sự quan tâm của lãnh đạo huyện, với sự hỗ trợ của Tập

đoàn Viễn thông quân đội và UBND tỉnh, mặc dù là huyện khó khăn, sau một thời gian quyết tâm dạy, học, ứng dụng tin học trong khối cơ quan hành chính huyện và các xã, thị trấn, Đakrông đang được đánh giá là huyện dẫn đầu trong toàn tỉnh về việc ứng dụng công nghệ Internet vào công tác hành chính.

Biểu đồ 2.17: Mức độ đáp ứng kỹ năng sử dụng Internet

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 1/2014)

- Kỹ năng nghe, gọi điện thoại: Có đến 76 % công chức (108 người)

được đánh giá là rất tốt về kỹ năng nghe và gọi điện thoại, 22% (31 người) được đánh giá tốt và chỉ có 2 % (03 người) được đánh giá là chưa tốt về kỹ năng cơ bản này (Biểu đồ 2.18).

Điện thoại là một phương tiện không thể thiếu trong giao tiếp hàng ngày của mỗi người chúng ta. Khả năng giao tiếp qua điện thoại không chỉ nói lên tính cách cá nhân của mỗi công chức mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh của công sở. Do vậy, nhiều công sở đã bắt đầu để ý đến kỹ năng vốn được xem là thông thường này. Điều đáng mừng là phần lớn (98%) công chức cấp xã được đánh giá là tốt và rất tốt về kỹ năng nghe và gọi điện thoại.

Biểu đồ 2.18: Mức độ đáp ứng kỹ năng nghe, gọi điện thoại

- Tiếp công dân: Có 41% công chức được đánh giá là có kỹ năng tiếp

công dân rất tốt, 49% được đánh giá tốt nhưng cũng có 10% (14 người) được đánh giá là chưa tốt trong kỹ năng tiếp công dân (Biểu đồ 2.20).

Giao tiếp với công dân không phải là một kỹ năng mà ai cũng nắm bắt được, vì thế bất kỳ công chức nào cũng phải học, đặc biệt là công chức cơ sở, nơi thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, tiếp nhận tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Với quan điểm, làm tốt công tác tiếp công dân sẽ góp phần phát huy bản chất Nhà nước của dân, do dân, vì dân của Nhà nước ta, củng cố thêm mối quan hệ chặt chẽ giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước. Thực hiện tốt việc tiếp công dân là sự thể hiện trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với Nhân dân, sẽ tác động tích cực đến tình cảm, thái độ của Nhân dân, xây dựng niềm tin của Nhân dân vào các cơ quan Nhà nước. Cũng thông qua việc tiếp công dân để giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân, giải quyết tình trạng khiếu kiện, khiếu nại vượt cấp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Mặt khác, thu nhận được những thông tin phản hồi về những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống từ đó đề ra những biện pháp đúng đắn hợp lòng dân. Trong thời gian qua, UBND huyện đã tổ chức các khóa tập huấn về kỹ năng tiếp công dân cho đội ngũ cán bộ, công chức xã. Các khóa tập huấn đã góp phần nâng cao nhận thức và kỹ năng tiếp dân cho đội ngũ công chức cấp xã nói riêng. Số liệu khảo sát cũng đã cho thấy kết quả đáng mừng này, có 90% công chức được đánh giá là tốt và rất tốt về kỹ năng tiếp công dân.

Biểu đồ 2.19: Mức độ đáp ứng kỹ năng tiếp công dân

- Giao tiếp với đồng bào: Số liệu khảo sát tại Biểu đồ 2.20 cho thấy: Có 37 % công chức (53 người) được đánh giá là rất tốt, 36,6 % (52 người) được đánh giá tốt , có 12% (18 người) được đánh giá là chưa tốt và đáng lưu ý là có 12 người (chiếm 8,4%) được đánh giá là yếu về kỹ năng giao tiếp với đồng bào. Như vậy, tỉ lệ công chức được đánh giá có kỹ năng giao tiếp với đồng bào rất tốt và tốt chiếm 73,6% tổng số công chức.

Là một huyện có đến gần 80% đồng bào dân tộc, đây là một kỹ năng hết sức quan trọng. Việc đầu tư cho cán bộ học tiếng Bru-Vân Kiều trong thời gian qua cho đội ngũ công chức cấp đã đem lại kết quả rất tích cực (90% công chức cấp xã đạt chuẩn về khả năng sử dụng ngôn ngữ khác, bao gồm ngoại ngữ và tiến Bru-Vân Kiều).

Hiểu văn hóa và sử dụng được ngôn ngữ sở tại là những yếu tố thuận lợi cho việc giao tiếp. Ngoài ra, một số yếu tố khác như việc xây dựng niềm tin, sự tôn trọng, thái độ khi giao tiếp… cũng là những bí quyết giúp cho kỹ năng giao tiếp với đồng bào dân tộc đem lại hiệu quả cao hơn.

Biểu đồ 2.20: Mức độ đáp ứng kỹ năng giao tiếp với đồng bào

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, tháng 1/2014)

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện đakrông tỉnh quảng trị (Trang 64 - 71)