7. Kết cấu của luận văn
1.2.2.1. Trình độ đào tạo
Đây là tiền đề hình thành năng lực của công chức xã. Trình độ đào tạo có được do quá trình đào tạo, bồi dưỡng ở trường lớp, cơ sở đào tạo, có thể được thể hiện thông qua văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận.
Trình độ đào tạo bao gồm trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị, quản lý nhà nước... Ở mỗi ngành nghề hay mỗi vị trí công việc thì cần có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương ứng.
- Trình độ học vấn (hay còn gọi là trình độ văn hoá): là yếu tố cơ bản và là yêu cầu tối thiểu đối với mọi công chức xã, nó thể hiện trình độ khả năng tổng hợp của công chức xã trên một lĩnh vực. Trên thực tế, trình độ học vấn được biểu hiện trên những văn bằng: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: là những kiến thức, khả năng, kĩ năng
cuả mỗi công chức xã trong một ngành nghề, lĩnh vực nhất định. Đối với mỗi công chức, trình độ chuyên môn đóng vai trò quan trọng nhất, vì đây là những kiến thức liên quan đến công việc. Hiện nay việc tuyển dụng công chức chủ yếu dựa vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Trình độ ngoại ngữ và tin học: là yếu tố cần thiết cho hoạt động của
công chức xã trong điều kiện hiện nay. Đây là cách công chức có thể thu thập, quản lý thông tin một cách có hiêu quả.
- Trình độ lý luận chính trị: phản ánh mức độ nhận thức về những vấn đề
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí minh, về chế độ xã hội, bản chất của Nhà nước, chủ trương, đường lối, chính sách về vai trò, sứ mệnh của Đảng Cộng sản trên con đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội, sự kiên định mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đã chọn. Có được những kiến thức đó công chức xã sẽ hoạt động đúng hướng và đạt được hiệu quả cao hơn.
- Trình độ quản lý nhà nước: phản ánh mức độ tri thức mà công chức cấp
xã đạt được trong những vấn đề cơ bản nhất về nhà nước và pháp luật, nền hành chính nhà nước, nắm vững và vận dụng thành thạo các công cụ, kỹ năng, phương pháp điều hành, quản lý nhà nước. Những kiến thức này sẽ giúp họ hiểu sâu sắc hơn, cụ thể hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của mình để giải quyết công việc có kết quả cao.