Thực trạng hoạt động TTQT tại Vietcombank Kiên Giang

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 60 - 115)

2.2.1 Kết quả hoạt động TTQT giai đoạn 2010-2013

Để giữ vững danh hiệu là ngân hàng hàng đầu, Vietcombank Kiên Giang luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh trong tất cả các mặt hoạt động, đặc biệt là

trong hoạt động TTQT. Hiện nay, Vietcombank Kiên Giang thực hiện nhiều nghiệp vụ TTQT cả hàng xuất và hàng nhập như: Thư tín dụng, nhờ thu, chuyển tiền, bảo lãnh và các dịch vụ TTQT khác ngoài mục đích xuất nhập khẩu. Trong mỗi nghiệp vụ, mỗi người cán bộ Vietcombank, với kinh nghiệm và tâm huyết của mình, luôn phục vụ khách hàng chu đáo, tận tình. Vietcombank luôn mong muốn cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ thanh toán quốc tế tốt nhất, giúp doanh nghiệp tự tin hơn trong hoạt động xuất nhập khẩu của mình.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chịu ảnh hưởng tiêu cực từ nền kinh tế thế giới và trong nước; số lượng NHTM trên địa bàn ngày càng gia tăng, trong khi số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hiệu quả lại ít, không gia tăng; các NHTM khác có những nguồn vốn giá rẻ, thu hút doanh nghiệp giao dịch tín dụng kèm theo ràng buộc dịch vụ TTQT tại ngân hàng, thêm vào đó, lãi suất và tỷ giá của Vietcombank chưa thật sự cạnh tranh được với các ngân hàng khác nên thị phần TTQT của Vietcombank Kiên Giang ngày càng giảm sút, thương hiệu nổi tiếng về TTQT đang ngày càng bị cạnh tranh gay gắt.

Có thể điểm qua kết quả hoạt động TTQT trong những năm qua để thấy được tình hình TTQT tại Chi nhánh, để từ đó có những biện pháp, chính sách để giữ vững thị phần, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của Vietcombank Kiên Giang.

Kết quả hoạt động TTQT của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2013 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.5 : Doanh số TTQT VCB KG theo phương thức

TTQT Năm Loại 2010 2011 2012 2013 Trị giá (USD) Tỉ Lệ (%) Trị giá (USD) Tỉ Lệ (%) Trị giá (USD) Tỉ Lệ (%) Trị giá (USD) Tỉ Lệ (%) LC 128,044,460 62% 128,909,489 46% 114,790,124 47% 101,818,531 37% Nhờ Thu 8,846,826 4% 8,779,798 3% 26,200,038 11% 13,184,123 5% Chuyển tiền 70,273,323 34% 142,370,449 51% 105,755,309 43% 162,030,968 58% Xuất khẩu Tổng 207,164,609 280,059,736 246,745,471 277,033,622 LC 2,973,246 29% 5,723,519 53% 3,197,990 59% 4,537,962 54% Nhờ Thu 604,786 6% 194,189 2% 0 0% 24,000 0% Chuyển tiền 6,598,968 65% 4,843,156 45% 2,244,046 41% 3,821,680 46% Nhập khẩu Tổng 10,177,000 10,760,864 5,442,036 8,383,642 XNK 217,341,609 290,820,600 252,187,507 285,417,264

Bảng 2.6: Doanh số TTQT VCB KG theo mặt hàng TTQT Năm Loại 2010 2011 2012 2013 Trị giá (USD) Tỉ Lệ (%) Trị giá (USD) Tỉ Lệ (%) Trị giá (USD) Tỉ Lệ (%) Trị giá (USD) Tỉ Lệ (%) Gaọ 133,291,438 64% 186,713,230 67% 161,481,386 65% 190,537,754 69% Thủy sản 68,192,659 33% 86,802,173 31% 79,982,276 32% 80,864,255 29% Khác 5,680,512 3% 6,544,334 2% 5,281,809 2% 5,631,613 2% Xuất khẩu Tổng 207,164,609 280,059,737 246,745,471 277,033,622 Gaọ 541,313 5% 637,345 6% 250,635 5% 304,469 4% Thủy sản 3,004,786 30% 3,861,343 36% 2,050,750 38% 3,154,794 38% Khác 6,630,901 65% 6,262,176 58% 3,140,651 58% 4,924,379 59% Nhập khẩu Tổng 10,177,000 10,760,864 5,442,036 8,383,642 XNK 217,341,609 290,820,601 252,187,507 285,417,264

Nguồn: Vietcombank Kiên Giang Theo phương thức: Trong các phương thức thanh toán, phương thức tín dụng chứng từ ( LC) và chuyển tiền luôn chiếm tỷ trọng cao hơn phương thức nhờ thu. Sử dụng phương thức LC ràng buộc trách nhiệm các bên một cách chặt chẽ, rõ ràng theo các điều luật quốc gia và quốc tế. Các doanh nghiệp hạn chế được rủi ro khi áp dụng thanh toán bằng LC trong hoạt động kinh doanh XNK của mình. Phương thức chuyển tiền được các doanh nghiệp áp dụng khi mối quan hệ kinh doanh, giao dịch giữa hai bên đã tạo được sự tín nhiệm với đối tác. Một trong những nhân tố quan trọng để các khách hàng tín nhiệm và thực hiện các giao dịch chuyển tiền qua Vietcombank là độ an toàn, tính chính xác, nhanh chóng với mức phí hấp dẫn trong nghiệp vụ chuyển tiền qua mạng SWIFT của Vietcombank.

Theo cơ cấu mặt hàng: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Chi nhánh là Gạo và Thủy sản do đặc thù địa phương vùng biển và kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Trong đó, mặt hàng chủ lực là Gạo, chiếm tỉ lệ khá cao ( trên 60%) trong tổng doanh số TTXNK của Chi nhánh, cao hơn doanh số do hàng thủy sản đem lại ( trên 30%) do giá trị lô hàng Gạo thường cao hơn nhiều so với hàng thủy sản. Ngược lại, mặt hàng nhập khẩu nguyên liệu thủy sản lại chiếm tỉ lệ cao hơn. Do tình hình khan hiếm thủy sản trong những năm gần đây, một số công ty phải nhập nguyên liệu thô về chế biến nhằm đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu đã ký và duy trì mối quan hệ kinh doanh với đối tác. Tuy nhiên, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Chi nhánh là giấy, nhựa PP làm

bao bì, chiếm tỉ lệ trên 55% doanh số. Một số mặt hàng nhập khẩu khác như lưỡi câu, máy móc, thiết bị,.., nhưng chiếm tỉ lệ không cao.

Năm 2010, kinh tế thế giới đã bước qua suy thoái nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức mới; hầu hết các nền kinh tế vẫn trong giai đoạn tăng trưởng thấp, một số nước đứng trước nguy cơ nợ công cao … tất cả đã tác động tiêu cực đến kinh tế nước ta. Trong bối cảnh đó, kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang cũng có cả thuận lợi và khó khăn đan xen, kim ngạch TTXNK cả tỉnh đạt 518.53triệu USD, đạt 99% kế hoạch. Tại chi nhánh công tác TTQT gặp nhiều khó khăn, thị phần thanh toán đang bị thu hẹp do mất dần các khách hàng lớn. Với tỉ giá mua USD cao hơn và lãi suất cho vay thấp hơn Vietcombank nên một số ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng TMCP và ngân hàng nước ngoài ( tại Cần Thơ và Hồ Chí Minh) đã kéo được các khách hàng truyền thống của Chi nhánh chuyển sang giao dịch. Mặt khác, do hạn mức cho vay bị giới hạn, không đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu của khách hàng nên các ngân hàng khác đã có cơ hội lôi kéo khách hàng làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc xuất trình chứng từ cũng như doanh số thanh toán. Kết quả năm 2010, kim ngạch TTXNK của Chi nhánh chỉ đạt 82.33% kế hoạch.

Năm 2011, dù thị phần bị thu hẹp nhưng nhờ vào công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng được Ban giám đốc quan tâm đúng mức nên Vietcombank Kiên Giang vẫn giữ được khách hàng truyền thống và có thêm một số khách hàng mới. Tổng kim ngạch TTNXK của chi nhánh tính đến 31/12/2011 đạt 291 triệu USD, tương đương 119.75% kế hoạch và tăng 34% so với cùng kỳ 2010; trong đó, kim ngạch xuất khẩu tăng 35%, kim ngạch nhập khẩu tăng 10%. Nguyên nhân chủ yếu do hai mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo và thủy sản của tỉnh có mức tăng trưởng; đội ngũ cán bộ có chuyên môn, yêu nghề, tận tâm vẫn được khách hàng khách đánh giá cao.

Năm 2012, Vietcombank triển khai nhiều chương trình, chính sách về lãi suất hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhưng do ảnh hưởng của kinh tế thế giới nên các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, làm ảnh hưởng nhiều đến kim ngạch TTXNK trên địa bàn nói chung và chi nhánh nói riêng. Trong năm, dù đã có công văn điều chỉnh giảm kế hoạch XNK trong toàn hệ thống nhưng doanh số TTXNK của Chi nhánh vẫn không đạt kế hoạch. Tính đến tháng 12/2012, doanh số TTXNK của Chi nhánh chỉ đạt 252.19 triệu USD, tương đương 86.72% kế hoạch và giảm 13.28% so cùng kỳ năm 2011.

Năm 2013, kinh tế trong nước đạt kết quả đáng khích lệ, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế tăng, hàng hóa tồn kho tăng chậm lại, tình hình phát triển doanh nghiệp có cải thiện, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng khá. NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý: mặt bằng lãi suất giảm mạnh; tín dụng được điều hành linh hoạt theo hướng mở rộng đi đôi với an toàn hoạt động; toàn ngành đã tích cực thực hiện các biện pháp chỉ đạo của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn của thị trường; thanh khoản của hệ thống NHTM được cải thiện; tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định với mức biến động tỉ giá khoảng 1.3%.

Trong bối cảnh đó, với nỗ lực hết mình, Vietcombank Kiên Giang phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu được giao. Huy động vốn, tín dụng và TTQT đều có mức tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do tình hình vẫn còn khó khăn nên một số chỉ tiêu Chi nhánh vẫn chưa đạt kế hoạch Trung ương giao. Tính đến 31/12/2013, kim ngạch TTXNK của Chi nhánh đạt 285.42 triệu USD, tăng 13% so với năm 2012 và đạt 98.41% kế hoạch. Có thể điểm qua một số yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch XNK của Chi nhánh như: Mặt hàng gạo bị cạnh tranh giá thấp từ Ấn Độ, Pakistan,.., Thái lan hạ giá, xả hàng tồn để đẩy mạnh xuất khẩu, nhu cầu từ một số quốc gia như Philippines, Indonesia giảm khiến nhiều DN khó khăn trong việc tìm đầu ra; hàng thủy sản bị nhiễm kháng sinh, tạp chất, nguyên liệu đầu vào khan hiếm, nhiều doanh nghiệp XK thủy sản hoạt động cầm chừng hoặc phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài; lãi suất cho vay xuất nhập khẩu và các gói sản phẩm, dịch vụ giữa các ngân hàng cạnh tranh gay gắt nhằm thu hút doanh nghiệp đến quan hệ tín dụng và kéo theo sự ràng buộc xuất trình chứng từ XNK; …

Tóm lại, là ngân hàng có uy tín trong lĩnh vực TTQT nên Vietcombank vẫn phần nào giữ được thị phần cao hơn các ngân hàng khác. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế vẫn còn khó khăn, dự báo năm 2014 vẫn còn tiếp nối những khó khăn của năm 2013 nhưng áp lực cao hơn đối với các nguồn xuất khẩu do lượng cung dư thừa, cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia; Hai ngành xuất khẩu chủ yếu của Kiên Giang là Gạo và Thủy sản cũng không tránh khỏi khó khăn. Thị trường Gạo tiếp tục chịu áp lực bán hạ giá của Thái Lan và cạnh tranh xuất khẩu từ các nguồn cung chính ở Ấn Độ, Pakistan và Châu Á nên xu hướng giá sẽ còn tiếp tục giảm sút trong thời gian tới; Sự

cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn sẽ thêm phần gay gắt. Với hơn 30 NHTM hoạt động, tất cả đều thực hiện nghiệp vụ TTQT và ngày càng phát triển nghiệp vụ với nhiều chính sách nhằm lôi kéo khách hàng XNK từ các ngân hàng khác. Vietcombank cần có những chính sách hợp lý, kịp thời để giữ chân khách hàng cũ, giữ vững thị phần và thu hút thêm khách hàng mới, gia tăng thị phần TTQT của mình, góp phần giữ vững thương hiệu hàng đầu về TTQT.

2.2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT của Vietcombank thông qua một số chỉ tiêu tiêu

2.2.2.1 Các chỉ tiêu định lượng

Bảng 2.7: Đánh giá hiệu quả TTQT qua một số chỉ tiêu

ĐVT: ngàn đồng, % NĂM CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2013 Tổng doanh thu (DT) 257,472,181 431,376,578 407,845,736 556,052,587 Doanh thu TTQT (DT TTQT) 3,087,959 5,560,041 5,841,667 5,619,807 Chi phí TTQT (CF TTQT) 1,568,663 1,786,722 1,653,689 1,736,940 Lợi nhuận TTQT (LN TTQT) 1,519,296 3,773,319 4,187,978 3,882,867 LN TTQT /DT TTQT 0.49 0.68 0.72 0.69 CF TTQT /DT TTQT 0.51 0.32 0.28 0.31 DT TTQT /TỔNG DT 0.01 0.01 0.01 0.01

Nguồn: Tác giả tự tính dựa trên số liệu báo cáo tổng hợp Vietcombank KG

Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng:

- Doanh thu TTQT, chi phí TTQT, lợi nhuận TTQT của Chi nhánh có chiều hướng tăng qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng của doanh thu TTQT luôn cao hơn tốc độ tăng của chi phí TTQT, do đó lợi nhuận TTQT có chiều hướng tăng lên. Năm 2013, lợi nhuận TTQT giảm do doanh thu TTQT giảm và chi phí TTQT tăng. Năm 2013, doanh thu TTQT giảm phần lớn do phí thu dịch vụ LC và nhờ thu xuất khẩu giảm, thu lãi chiết khấu giảm. Lãi suất chiết khấu của Vietcombank chưa cạnh tranh được với các ngân hàng khác, nên một lượng lớn các bộ chứng từ xuất được

khách hàng xuất trình tại các ngân hàng khác để chiết khấu, dẫn đến thu phí dịch vụ hàng xuất và lãi thu từ chiết khấu chứng từ giảm nhiều so với các năm trước.

- Sự thay đổi lợi nhuận TTQT chịu ảnh hưởng của sự thay đổi từ chi phí cho hoạt động TTQT. Nếu chi phí tăng, lợi nhuận sẽ giảm, và ngược lại, chi phí giảm lợi nhuận sẽ tăng. Chính vì vậy, để tối đa hóa lợi nhuận, Chi nhánh nói chung và bộ phận TTQT nói riêng cần có kế hoạch cắt giảm cũng như sử dụng chi phí TTQT cho hợp lý.

- Tỷ trọng giữa lợi nhuận TTQT và doanh thu TTQT cũng có sự gia tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ hoạt động TTQT ngày càng phát triển và mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng tỷ trọng lại có chiều hướng giảm, Chi nhánh cần sớm có kế hoạch cân đối hợp lý giữa doanh thu TTQT và chi phí TTQT để gia tăng lợi nhuận TTQT, đưa tỷ trọng LN TTQT /DT TTQT ngày càng cao, năm sau tăng nhiều hơn so với năm trước. Đạt được kết quả như vậy thì hiệu quả từ hoạt động TTQT mới cao.

- Tỷ trọng giữa chi phí TTQT và doanh thu TTQT có xu hướng giảm qua từng năm góp phần vào hiệu quả hoạt động TTQT của Chi nhánh. Chỉ tiêu này còn phản ánh khả năng điều chỉnh, cân đối giữa tỷ lệ đầu ra và đầu vào trong hoạt động TTQT của Chi nhánh để đem lại hiệu quả cao nhất.

- Tỷ trọng giữa doanh thu TTQT và tổng doanh thu tại Vietcombank Kiên Giang giữ mức ổn định ở con số 0.01. Điều này cho thấy tỷ trọng đóng góp của hoạt động TTQT chưa cao, song nó cũng góp một phần vào tổng doanh thu của Chi nhánh. Có thể thấy doanh thu cho hoạt động TTQT của Chi nhánh chưa cao, một phần nguyên nhân do, công tác TTQT tại Chi nhánh còn phụ thuộc nhiều vào Phòng khách hàng, là nghiệp vụ hỗ trợ cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Chi nhánh cần có giải pháp để gia tăng tỷ trọng TTQT vào tổng doanh thu của Chi nhánh, để nâng cao hơn nữa hiệu quả TTQT trong thời gian tới.

2.2.2.2 Các chỉ tiêu định tính

(1) Hoạt động TTQT góp phần tăng cường và củng cố nguồn vốn ngoại tệ cho ngân hàng

Sự phát triển nghiệp vụ TTQT của hệ thống NHTM gắn liền với sự phát triển của các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến ngoại tệ như vay và cho vay trên các thị trường, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán thẻ, séc, chi trả kiều hối, … Các nghiệp vụ này góp phần gia tăng nguồn vốn ngoại tệ của ngân hàng. Các doanh nghiệp khi thu được giá trị kim ngạch từ lô hàng xuất khẩu được khuyến khích kết hối tại ngân hàng, số

còn lại doanh nghiệp có thể gửi tại ngân hàng không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn. Điều này giúp cho nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên, giúp ngân hàng chủ động trong việc sử dụng lượng ngoại tệ trên vào các nghiệp vụ khác.

Bảng 2.8 : Bảng tăng trưởng nguồn vốn VCB KG

NGUỒN VỐN (Tỷ đồng) TĂNG TRƯỞNG (%) 2010 2,470 2011 2,895 17% 2012 3,231 12% 2013 3,254 1%

Nguồn: Vietcombank Kiên Giang

2470 2895 3231 3254 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2010 2011 2012 2013 tỷ đồng

Biểu đồ 2.4: Nguồn vốn VCB KG giai đoạn 2010-2013

(2) Hoạt động TTQT góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng phát triển

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng phát triển giúp đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hiện nay, Chi nhánh thực hiện giao dịch với nhiều loại ngoại tệ khác nhau: USD, EUR, CAD, AUD, NOK, GBP, JPY, … nhằm phục vụ tốt cho khách hàng. Với việc quản lý các nguồn ngoại tệ thanh toán, đáp ứng nhu cầu khách hàng, quản lý và đầu tư nguồn ngoại tệ nhàn rỗi, doanh số kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh tăng ổn định qua từng năm, góp phần nâng cao tỷ trọng thu nhập cho Chi nhánh, đảm bảo nguồn phục vụ các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 60 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)