Các cơ sở của việc đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 94 - 97)

(1) Hội nhập kinh tế quốc tế và những thay đổi trong môi trường kinh doanh

Công tác hội nhập quốc tế với hội nhập kinh tế quốc tế thời gian qua đã thu được nhiều kết quả tích cực. Với chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế đang đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của chúng ta lên một tầm cao mới trên tất cả các lĩnh vực, đặt ra yêu cầu cao hơn cho chúng ta về tranh thủ thời cơ chiến lược và sức mạnh thời đại cho việc phát triển đất nước cũng như giữ vững độc lập, tự chủ và môi trường ổn định khi hội nhập sâu và toàn diện với khu vực và thế giới.

Hội nhập kinh tế quốc tế tới đây đòi hỏi triển khai kinh tế đối ngoại đi vào chiều sâu, lấy chất lượng và hiệu quả làm trọng tâm, đồng thời đặt ra yêu cầu cấp bách về đẩy mạnh công tác chuẩn bị trong nước, nhất là đổi mới thể chế, hoàn thiện chính sách pháp luật, cải thiện sức cạnh tranh kinh tế, tăng cường truyền thông, nâng cao năng lực quản lý và chất lượng nguồn nhân lực để tương thích với luật chơi mới cũng như tranh thủ cơ hội phát triển trong những sân chơi mới.

Phát triển cùng xu thế với đất nước trong hội nhập, môi trường và thể chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam (NHVN) có những chuyển biến tích cực với những thành công đáng ghi nhận về quản trị nội bộ, tổ chức bộ máy, chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Cạnh tranh đã thực sự là động lực to lớn cho cải cách, đổi mới mạnh mẽ trong hoạt động ngân hàng. Việc nâng cao năng lực hoạt động để phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn cả khách hàng trong và ngoài nước đều được các NHTM quan tâm và thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau.

(2)Cạnh tranh và sân chơi cho các NHTM VN

Với một thị trường đầy tiềm năng như Việt Nam, các NHNNg luôn tìm cách thâm nhập. Song, thâm nhập không có nghĩa chỉ là thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài mà họ có nhiều cách khác nhau để bước chân vào thị trường Việt Nam. Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, các luồng chu chuyển vốn quốc tế, thanh toán quốc tế và lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam ngày càng tăng, có thể thấy áp lực của các ngân hàng nước ngoài đối với các ngân hàng trong nước thật sự không

nhỏ. Cuộc tranh canh giữa các ngân hàng sẽ đa dạng trên tất cả các mặt hoạt động, mỗi ngân hàng cần tìm ra cho mình một hướng đi, một chiến lược phát triển hoàn thiện để có thể trụ được trước áp lực cạnh tranh này.

(3)Định hướng phát triển của Vietcombank Kiên Giang trong thời gian tới

Trên cơ sở phân tích môi trường hoạt động kinh doanh, bám sát định hướng điều hành của Chính phủ và NHNN, Vietcombank đặt ra phương châm “ Đổi mới, Tăng trưởng, Chất lượng” với quan điểm chỉ đạo điều hành “ Nhạy bén, Quyết liệt, Kết nối”. Phát huy mọi lợi thế, phát triển kinh doanh mạnh mẽ theo cả chiều rộng và chiều sâu, lấy tăng trưởng là mục tiêu, chất lượng và hiệu quả làm trọng tâm, hướng đến là Ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, nằm trong Top các ngân hàng trong khu vực, phát triển bền vững theo chuẩn mực quốc tế

Bám sát sự chỉ đạo của TW cùng những kết quả đạt được trong thời gian qua, Vietcombank Kiên Giang đề ra chiến lược phát triển đến năm 2015 với mục tiêu nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh, lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu hàng đầu, tăng trưởng bền vững là mục tiêu xuyên suốt. Phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu thi đua chính của NHNT như sau:

- Tổng tài sản tăng bình quân 15%/năm

- Huy động vốn phấn đấu tăng trưởng số dư huy động tăng bình quân 20%/năm. Qua đó, tạo điều kiện cho Chi nhánh tự chủ hơn về vốn, nâng cao thị phần huy động, tăng tính chủ động trong kinh doanh

- Công tác tín dụng tăng bình quân 19%/năm, nợ xấu khống chế ở mức 3% tổng dư nợ. Tập trung mở rộng tín dụng vào những lĩnh vực thế mạnh, đa dạng hóa danh mục đầu tư, nâng cao chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả tín dụng.

- Củng cố thị phần thanh toán trong TTQT và thẻ: Tiếp tục phát triển công tác TTQT và phấn đấu giữ vững thị phần trên địa bàn ở mức từ 40% trở lên; Công tác phát hành thẻ cố gắng giữ vị trí đứng đầu trên địa bàn và phấn đấu giữ thị phần thẻ tối thiểu ở mức 40%

- Hiện đại hóa và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin: Tăng cường ứng dụng công nghệ để phát triển sản phẩm và hỗ trợ thiết lập hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh, đi đôi với việc tăng cường ý thức bảo mật, đảm bảo an toàn hoạt động.

- Đẩy mạnh phát triển mạng lưới, quản lý nhân sự và đào tạo: Không ngừng nâng cao khả năng quản lý, nâng cao chất lượng tuyển dụng, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp.

- Chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát: Nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát, thực hiện kiểm tra tác nghiệp nhằm tránh rủi ro, chú trọng quản trị rủi ro, đảm bảo “ Phát triển – An toàn – Hiệu quả”

(4)Định hướng công tác TTQT thời gian tới

Với mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT, giữ vững vai trò là ngân hàng hàng đầu về TTQT và nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế về thanh toán quốc tế, Vietcombank đưa ra định hướng công tác TTQT trong thời gian tới như sau:

- Chú trọng công tác khách hàng: Chú trọng và hướng mạnh mẽ đến phát triển khách hàng, coi công tác phát triển khách hàng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của Vietcombank; Đổi mới công tác bán hàng theo hướng chuyên nghiệp hơn; Giáo dục để nâng cao nhận thức từng cán bộ Chi nhánh về tầm quan trọng của khách hàng và chính sách chăm sóc khách hàng.

Đối với khách hàng đang quan hệ: Định hướng duy trì và tăng dần thị phần TTQT Đối với khách hàng mới: thu thập thông tin, tiếp cận và thiết lập quan hệ giao dịch với khách hàng.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, hình ảnh ngân hàng đồng nhất:

Thực hiện việc đào tạo và đào tạo lại để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên, cả về trình độ nghiệp vụ và tác phong giao dịch; Phấn đấu đưa trình độ nghiệp vụ về TTQT của Vietcombank bắt kịp các chuẩn mực quốc tế và tập quán ngân hàng quốc tế trong từng lĩnh vực; Công tác phát triển lao động có kế hoạch, đảm bảo tăng trưởng lao động phải phù hợp với tăng trưởng qui mô hoạt động, chất lượng hiệu quả và mở rộng mạng lưới.

- Ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng hoạt động TTQT, đảm bảo yêu cầu phục vụ đa dạng các loại hình đối tượng bằng các sản phẩm và dịch vụ phong phú thích hợp với từng loại đối tượng.

- Thực hiện hiệu quả mục tiêu giữ vững và tăng trưởng thị phần TTQT

- Xây dựng các sản phẩm TTTM với đặc thù riêng và khác biệt với sản phẩm tín dụng truyền thống.

- Sử dụng chính sách tỷ giá và chính sách tín dụng làm đòn bẩy tạo bước đột phá thúc đẩy hoạt động thanh toán phát triển.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)