SWOT
2.2.4.1 Điểm mạnh
Như đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng trên, chúng ta nhận thấy rằng hoạt động TTQT của Chi nhánh vẫn đang được đánh giá cao. Có được kết quả trên nhờ vào thế mạnh của Chi nhánh trong lĩnh vực TTQT này.
(1)Vietcombank là ngân hàng uy tín nhất về hoạt động TTQT, công nghệ hiện đại
Do có thời gian thâm nhập vào lĩnh vực TTQT lâu hơn các ngân hàng trên địa bàn, trình độ và kinh nghiệm trong các giao dịch TTQT nhiều hơn nên tạo được hình ảnh, uy tín đối với các doanh nghiệp hoạt động XNK trong tỉnh. Với việc áp dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực thanh toán như: sự thông suốt của hệ thống SWIFT, việc tập trung quản lý tài khoản, triển khai mô hình chuyển tiền đến đi tập trung, chương trình chuyển nhận điện tự động, .. đã giúp cho việc thực hiện các nghiệp vụ TTQT của Chi nhánh được thuận tiện, nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng.
(2)Vietcombank có nguồn nhân lực chất lượng cao trong công tác TTQT
Hoạt động TTQT của Chi nhánh luôn được khách hàng tín nhiệm, đánh giá cao. Đội ngũ cán bộ có năng lực, yêu nghề và nhiệt tình; Luôn sẵn sàng phục vụ, hỗ trợ và tư vấn khách hàng; Công tác xử lý chứng từ nhanh chóng, chính xác, hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng cho khách hàng xuất trình chứng từ tại Chi nhánh.
(3)Vietcombank có mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp XNK trên địa bàn.
Với lợi thế hoạt động lâu năm trong lĩnh vực XNK, Chi nhánh đã xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt với các doanh nghiệp XNK trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu lớn. Hầu hết các doanh nghiệp có mối quan hệ lâu năm với Chi nhánh, được Chi nhánh phục vụ đa dạng các sản phẩm, dịch vụ từ hoạt động tiền gửi, tiền vay, TTQT, … Tất cả đều cảm thấy hài lòng về phong cách phục vụ của Chi nhánh.
(4)Vietcombank có hệ thống mạng lưới NHĐL lớn, trải rộng khắp thế giới.
Với mạng lưới đại lý này, đảm bảo hoạt động TTQT của Chi nhánh được thông suốt, nhanh chóng, tăng cường khả năng tra soát, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, hạn chế chi phí cho các giao dịch thương mại quốc tế của doanh nghiệp, hạn chế rủi ro phát sinh do chuyển qua quá nhiều ngân hàng trung gian.
(5)Ban giám đốc luôn quan tâm, tạo điều kiện để thực hiện tốt công TTQT
Trong các mặt hoạt động của Chi nhánh, đặc biệt trong công tác TTQT, Ban giám đốc luôn quan tâm sâu sát, tìm hiểu khó khăn, vướng mắc nhằm tạo điều kiện, đưa ra giải pháp, cũng như đề ra các chính sách kịp thời, hợp lý giúp cho hoạt động TTQT được đảm bảo hiệu quả, nâng cao chất lượng phục vụ công tác có thế mạnh, có hình ảnh và thương hiệu của Chi nhánh.
2.2.4.2 Điểm yếu
(1) Các sản phẩm, dịch vụ TTQT chưa đa dạng, chưa đáp ứng đủ nhu cầu
Trong nền kinh tế quốc tế hiện nay, nhu cầu của khách hàng và thị trường ngày càng đa dạng nhằm thích ứng kịp xu thế. Tuy nhiên, Vietcombank hiện vẫn chưa triển khai thực hiện một số sản phẩm như Bảo lãnh nước ngoài, LC xác nhận, Chiết khấu miễn truy đòi, bao thanh toán, .. nên hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Một số sản phẩm chưa thật sự cạnh tranh được với các NH nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam
(2) Số lượng nhân viên làm công tác TTQT còn thiếu
Với việc phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, công việc XNK trở nên quá tải so với số lượng nhân viên của phòng, đặc biệt khi vào mùa vụ. Tổng số cán bộ trong phòng là 06, trong đó 01 cán bộ là trưởng phòng, 01 cán bộ là kiểm soát viên và 04 cán bộ là thanh toán viên.
(3) Công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng mới chưa kịp thời
Do khối lượng công việc cao và tính chất công việc nên công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng XNK mới của Phòng TTQT chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời. Tuy đã phối hợp cùng các phòng liên quan như Phòng khách hàng trong việc đưa ra kế hoạch tiếp thị nhưng việc thực hiện vẫn còn chậm trễ.
(4)Vấn đề lãi suất, tỉ giá cũng như hạn mức áp dụng cho khách hàng chưa cạnh tranh
Vietcombank có thế mạnh về cung ứng ngoại tệ, tuy nhiên, vấn đề lãi suất, tỉ giá chưa được sử dụng hiệu quả trong cạnh tranh thị phần TTQT. Các đối thủ cạnh tranh có rất nhiều chiêu thức: lãi suất thấp, phí dịch vụ thấp, khuyến mãi hấp dẫn, các gói tài trợ ưu đãi với lãi suất rất thấp, mua ngoại tệ với tỉ giá cao .. nhằm thu hút các khách hàng tốt, có doanh số thanh toán XNK tại Chi nhánh lớn, đặc biệt là nhóm khách hàng không có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh, đây là nhóm khách hàng nhạy cảm với tỷ giá, lãi suất.
2.2.4.3 Cơ hội
(1) Chính phủ, các sở, ban ngành quan tâm, tạo điều kiện cho hoạt động SXKD
Nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp, Chính phủ ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường cũng như giải quyết nợ xấu, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tiếp cận được vốn vay ngân hàng nhằm phục vụ SXKD có hiệu quả; Các sở ngành địa phương triển khai thực hiện các giải pháp trên nhiều phương diện nhằm đảm bảo phát triển kinh tế địa phương, đảm bảo gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của Tỉnh, đặc biệt trong hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tỉnh là gạo và thủy sản.
(2) Sự quan tâm chỉ đạo, điều hành sâu sát từ Trung ương
Trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh, bám sát đinh hướng điều hành từ Chính phủ, NHNN, lắng nghe khó khăn, vướng mắc từ các Chi nhánh, Ban lãnh đạo Vietcombank đưa ra quan điểm chỉ đạo trên tất cả lĩnh vực, vạch kế hoạch, đưa nhiệm vụ xuống tất cả các Phòng, ban Hội sở chính và các Chi nhánh nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh ngân hàng, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
(3) Nhu cầu nhập khẩu và cơ hội từ các dự án đầu tư khả thi, có hiệu quả
Hiện nay, tại Kiên Giang, đảo Phú Quốc đang là môi trường cho nhiều nhà đầu tư, cả trong và ngoài nước. Chi nhánh có thể là kênh chuyển tiền hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, cũng như thu hút lượng tiền kiều hối từ nước ngoài chuyển về. Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu hai mặt hàng chủ lực của tỉnh là Gạo và Thủy sản dự báo vẫn còn cao. Philippines gần đây thông báo, nước này đang lập kế hoạch nhập khẩu khoảng 800,000 tấn gạo nhằm kềm chế giá và duy trì tồn kho đệm. Đây là một phần của chỉ tiêu 1,000,000 triệu tấn gạo nhập khẩu năm nay. Nhật bản thông báo đấu thầu mua 32,753 tấn gạo; Nigeria đang cố gắng tự túc gạo bằng cách tăng sản lượng nhưng sản lượng gạo xay xát dự kiến giảm trong khi dân số tăng, đô thị hóa và tăng
thu nhập tại nước này; Nam Phi nhu cầu tăng cao do giá các sản phẩm thay thế tăng khá cao như bắp và lúa mì. Nam Phi không sản xuất gạo và phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu gạo để đáp ứng nhu cầu nội địa. Ngoài ra, nhập khẩu gạo miễn thuế tại Nam Phi. Mặt hàng thủy sản xuất khẩu cũng tăng mạnh trong 02 tháng năm 2014 với các mặt hàng chủ lực như tôm thẻ chân trắng, mực, bạch tuộc, cá tra,.. với nhiều thị trừờng mới, triển vọng như Đài loan, Singapore,..
2.2.4.4 Thách thức
(1) Áp lực cạnh tranh của hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tỉnh
Dự báo năm 2014 sẽ tiếp nối những khó khăn của năm cũ nhưng áp lực nhiều hơn đối với các nguồn xuất khẩu do lượng cung dư thừa, cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia. Thị trường gạo tiếp tục chịu áp lực cạnh tranh về giá từ các nguồn cung cấp chính ở Ấn Độ, Pakistan và Châu Á nên xu hướng giá sẽ còn tiếp tục giảm; Các doanh nghiệp thủy sản vẫn phải chịu áp lực thiếu nguyên liệu, đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh từ các thương lái nước ngoài, khi họ trực tiếp đến các cảng cá thu mua nguyên liệu mà hoàn toàn không chịu thuế.
(2) Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn
Với hơn 30 ngân hàng hoạt động trên địa bàn, tất cả ngân hàng đều thực hiện nghiệp vụ TTQT và ngày càng phát triển dịch vụ này với nhiều chính sách nhằm lôi kéo khách hàng XNK từ các ngân hàng khác, trong khi số lượng doanh nghiệp kinh doanh XNK hiệu quả tại địa phương lại ít hơn số lượng các ngân hàng tham gia dịch vụ này. Điều này tạo áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng, đặc biệt là Vietcombank trong việc giữ vững thị phần, xứng đáng là ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực TTXNK.
(3) Việc hoàn thiện, phát triển các sản phẩm, dịch vụ trong công tác TTQT
Kinh tế ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng hiện đại, nhu cầu khách hàng ngày càng cao, đa dạng và phức tạp trong việc sử dụng dịch vụ. Chính điều này gây nên áp lực cho các ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng trong việc duy trì khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới.
(4) Việc vận dụng luật pháp quốc tế và quốc gia trong TTQT
Nước ta đang trong quá trình sửa đổi hiến pháp, luật pháp nói chung và luật pháp ngân hàng nói riêng. Môi trường pháp lý chưa đồng bộ, chưa thích hợp với các qui định, chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, việc rủi ro trong hoạt động TTQT đặc biệt
là rủi ro về mặt pháp lý luôn được các doanh nghiệp XNK và ngân hàng quan tâm bởi nó liên quan đến việc điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế, gây ra những thiệt hại về vật chất và phi vật chất đối với các doanh nghiệp và ngân hàng.
Bảng 2.12: Ma trận SWOT Vietcombank Kiên Giang trong TTQT
MA TRẬN SWOT VIETCOMBANK KIÊN GIANG ĐIỂM MẠNH (S) S1: Là ngân hàng uy tín về TTQT S2: Có nguồn nhân lực chất lượng cao
S3: Có mối quan hệ tốt với các DN XNK
S4: Có hệ thống NHĐL rộng khắp
S5: Được ban giám đốc quan tâm
ĐIỂM YẾU (W)
W1: Sản phẩm TTQT chưa đa dạng
W2: Số lượng nhân viên ít W3: Công tác marketing còn chậm
W4: Lãi suất, tỷ giá chưa cạnh tranh
CƠ HỘI (O)
O1: Sở, ban ngành quan tâm hoạt động SXKD XNK
O2: Được hỗ trợ sâu sát từ TW
O3: Nhu cầu nhập khẩu các nước tăng O4: Nhu cầu về TTQT tăng KẾT HỢP S-O S1.S2.S4.O4: Chủ động thu hút khách hàng mới S3.S5O1.O2: Có chính sách chăm sóc khách hàng TTQT
S1.O2.03: Tăng cường tín dụng XNK cho doanh nghiệp
KẾT HỢP W-O.
W1.O2: Triển khai các nghiệp vụ BL nước ngoài, chiết khấu miễn truy đòi, LC xác nhận và phát triển các sản phẩm mới
W2.O3.O.4: Tăng cường cán bộ TTQT nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng
W4.O2: Có chính sách phù hợp cho từng đối tượng nhằm giữ chân khách hàng THÁCH THỨC (T) T1: Áp lực cạnh tranh hàng XK T2: Áp lực cạnh tranh giữa các NH T3: Hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cao T4: Việc vận dụng luật pháp vào TTQT KẾT HỢP S-T S3.T2: Cố gắng giữ vững vị thế, thị phần S1.S2.T1: Tận dụng kinh nghiệm để thu hút việc xuất trình chứng từ. S4.T2: Thực hiện cung cấp trọn gói cho khách hàng từ cho vay đến các dịch vụ nhằm giữ chân khách hàng S2.S5.T3: Tranh thủ công nghệ hiện có cùng kinh nghiệm tạo thế cạnh tranh với các ngân hàng khác
KẾT HỢP W-T
W1.T3: Tăng cường việc phát triển sản phẩm mới
W3.T2: Tăng cường công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng
W4.T1: Có giải pháp, chính sách cho từng đối tượng nhằm thu hút khách hàng đến giao dịch
Từ phân tích ma trận SWOT cho thấy các chính sách có thể hướng đến trong thời gian tới tập trung vào : 1/ Việc phát triển sản phẩm mới để thu hút khách hàng trong TTQT; 2/ Tăng cường công tác quảng bá sản phẩm, chăm sóc khách hàng; 3/ Nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT; 4/ Đào tạo phát triển nguồn nhân lực TTQT cho Ngân hàng.