Mô tả các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 26 - 27)

Bất kì hoạt động nào của NHTM cũng được đặt yêu cầu về hiệu quả và độ an toàn. Trong nền kinh tế hiện nay, hiệu quả và an toàn trong thanh toán của hoạt động TTQT đang được yêu cầu ngày càng cao. Đó là nền tảng cho sự phát triển ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán. Hiệu quả TTQT được thể hiện ở thời gian thanh toán, độ an toàn trong thanh toán và chi phí giao dịch.

Thời gian thanh toán là khoảng thời gian cần thiết để lệnh thanh toán được chỉ định thanh toán cho đến khi các chủ thể tham gia nhận đủ tiền trong tài khoản. Thời gian thanh toán này có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Độ an toàn trong thanh toán là việc hạn chế tối đa những rủi ro xảy ra trong quá trình thanh toán như rủi ro pháp lý, rủi ro kinh tế, rủi ro hoạt động,.., đem lại niềm tin cho các chủ thể tham gia để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Chi phí giao dịch thanh toán không chỉ đơn thuần là chi phí bỏ ra cho việc thanh toán mà người sử dụng giao dịch phải chịu, mà nó còn là sự cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và những tiện ích đạt được cho giao dịch. Bao gồm chi phí về thời gian, thủ tục,..

Đứng trên nhiều góc độ khác nhau có thể khái niệm khác nhau về hiệu quả hoạt động TTQT. Trên góc độ hiệu quả kinh tế, hiệu quả TTQT có thể được hiểu như sau:

Hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM là một phạm trù kinh tế phản ảnh kết quả kinh doanh ngân hàng trong lĩnh vực TTQT. Nó được đo bằng hiệu số giữa doanh thu do hoạt động TTQT mang lại và chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động TTQT

Hiệu quả TTQT = Doanh thu TTQT – Chi phí TTQT

- Doanh thu TTQT: bao gồm các khoản thu nhập từ hoạt động TTQT như các khoản phí từ TTQT, các thu nhập từ hoạt động MBNT, doanh thu từ cho vay cho hoạt động TTQT

- Chi phí TTQT: bao gồm chi phí tiền công, tiền lương trả cho cán bộ trực tiếp làm công tác TTQT; chi phí quản lý khác, chi phí điện, nước; khấu hao máy móc thiết bị, rủi ro trong TTQT,…

Nhìn chung, hiệu quả hoạt động TTQT là việc so sánh giữa các yếu tố đầu vào với các yếu tố đầu ra, biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra ( hiệu quả TTQT = kết quả đầu ra / chi phí đầu vào hoặc ngược lại hiệu quả TTQT = chi phí đầu vào / kết quả đầu ra), hay hiệu quả TTQT là hiệu số giữa kết quả đầu ra – chi phí đầu vào.

Ở khía cạnh khác, hiệu quả hoạt động TTQT góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập quốc dân từ nguồn thu ngoại tệ, tạo thêm nguồn tích lũy cho sản xuất, nâng cao mức sống người dân.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)