Vị thế, khách hàng và đối thủ cạnh tranh của Vietcombank Kiên Giang

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 49 - 60)

2.1.5.1 Vị thế Vietcombank

Trên chặng đường phát triển, Vietcombank đã ghi dấu nhiều bước tiến mới, khẳng định vị thế của một ngân hàng chủ lực trong nước và khu vực. Trong tương lai, Vietcombank đang hướng tới trở thành một tập đoàn tài chính vững mạnh trong khu vực. Mục tiêu này đang dần được hiện thực hóa bằng những hành động cụ thể. Là một thành viên của Vietcombank, Vietcombank Kiên Giang đã và đang cố gắng nổ lực hết mình để giữ vững vị thế trong bối cảnh kinh tế vẫn còn khó khăn và nhiều cạnh tranh như hiện nay.

a. Huy động vốn

Là một ngân hàng có uy tín trên địa bàn. Vietcombank Kiên Giang luôn cố gắng để giữ vững niềm tin khách hàng và gia tăng tiện ích, sự lựa chọn cho khách

hàng, giúp khách hàng tối đa hóa lợi nhuận bằng nhiều gói sản phẩm, dịch vụ tiền gửi, tiết kiệm đa dạng và phong phú.

Điểm qua tình hình huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2013 như sau: Năm 2010, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt 956 tỷ đồng, trong đó, vốn huy động từ TCKT và dân cư của Chi nhánh đạt 953 tỷ đồng, tăng 60.84% so cùng kỳ năm trước và vượt 25.56% kế hoạch năm 2010. Trước những khó khăn và diễn biến khó lường về lãi suất huy động, Chi nhánh phải cố gắng đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng trong giới hạn được phép, làm tốt công tác khách hàng cũng như đa dạng các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Năm 2011, hoạt động tài chính ngân hàng trên địa bàn phát triển mạnh, đã có thêm 03 NHTM CP mở chi nhánh tại Kiên Giang như: Lienvietpostbank, SeAbank, Southernbank,.. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra ngày càng gay gắt, gây khó khăn cho công tác huy động vốn. Tính đến 31/12/2011, nguồn vốn huy động từ nền kinh tế của Chi nhánh đạt 1,578 tỷ đồng, tăng 66% so với cuối năm 2010 và đạt 132% kế hoạch TW giao, trong đó,tiền gửi ngoại tệ (quy USD) là 9,542 ngàn USD (đạt 46% kế hoạch), tiền gửi VND đạt 1,379 tỷ đồng (đạt 177% kế hoạch).

Năm 2012, số dư huy động từ nền kinh tế đạt 1,701 tỷ đồng, tăng 7.8% so với cuối năm 2011, và đạt 102% kế hoạch năm 2012. Để giữ được thị phần huy động vốn, Ban giám đốc luôn bám sát tình hình lãi suất huy động trên địa bàn để có những chỉ đạo kịp thời, tất cả CB-CNV đều cố gắng làm tốt công tác huy động vốn của mình. Chính vì vây, mặc dù nguồn vốn huy động của Chi nhánh những tháng đầu năm có giảm so với năm 2011, nhưng đã có sự tăng trưởng tốt vào cuối năm và đạt kế hoạch TW giao.

Năm 2013, nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 1,552 tỷ đồng, giảm 8.75% so với năm 2012, trong đó, tiền gửi từ TCKT đạt 596 tỷ đồng, giảm 23.60%, tiền gửi dân cư đạt 956 tỷ đồng, tăng 3.80%. Trong giai đoạn kinh tế vẫn chưa hồi phục hoàn toàn thì niềm tin của khách hàng cá nhân dành cho Vietcombank vẫn cao, vẫn luôn tin tưởng và yên tâm khi gửi tiền tại Chi nhánh. Trong khi đó, nguồn vốn huy động từ TCKT giảm sút, một phần lớn là sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn. Các ngân hàng cổ phần luôn áp đảo các NH quốc doanh về lãi suất cũng như những chính sách lách luật để lôi kéo khách hàng đến giao dịch.

Thị phần huy động vốn của Vietcombank Kiên Giang được đánh giá thông qua bảng dưới đây

Bảng 2.2: Thị phần huy động vốn 04 NHTMQD

ĐVT: Tỷ đồng

VCB BIDV VIETINBANK AGRIBANK TỔNG

CỘNG

TOÀN NGÀNH HUY

ĐỘNG

Số liệu Tỷ lệ Số liệu Tỷ lệ Số liệu Tỷ lệ Số liệu Tỷ lệ Số liệu Tỷ lệ Số liệu 2010 953 10% 1,494 16% 1,715 19% 5,013 55% 9,175 79% 11,550

2011 1,578 20% 1,631 20% 1,555 19% 3,310 41% 8,074 54% 14,983

2012 1,701 18% 2,039 22% 1,322 14% 4,173 45% 9,235 50% 18,375

2013 1,552 18% 1,645 19% 1,238 14% 4,271 49% 8,706 44% 19,946

Ghi chú: Tỷ lệ % được tính trên thị phần của từng Ngân hàng so với Tổng thị phần của 04 Ngân hàng

(Nguồn:Số liệu tổng hợp từ các ngân hàng)

953 1494 1715 5013 1578 1631 1555 3310 1701 2039 1322 4173 1552 1645 1238 4271 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2010 2011 2012 2013 Vietcombank BIDV Vietinbank Agribank

Biểu đồ 2.1: Thị phần huy động vốn VCB KG so với 3 NHTMQD

So sánh 4 NHTMQD: Với bảng số liệu trên, có thể thấy rằng khả năng cạnh tranh của Vietcombank trong công tác huy động vốn chưa cao. Cụ thể, chỉ đứng thứ 3 trong 04 NHTMQD, theo sát BIDV. Năm 2010 thị phần Vietcombank chỉ chiếm 10% trong nhóm, đứng cuối nhóm. Năm 2011, với sự nổ lực phấn đấu, thị phần huy động vốn của Chi nhánh chiếm 20%, gấp đôi năm trước, vượt Vietinbank và bằng BIDV. Tuy nhiên, ở các năm tiếp theo, thị phần giảm nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn Vietinbank. Riêng Agribank, do mạng lưới phân bổ rộng khắp toàn tỉnh, tới tất cả xã,

huyện, thị nên thị phần huy động vốn luôn chiếm ưu thế cao trong khối các NHTMQD. Tuy nhiên, thị phần này cũng có dấu hiệu giảm dần từ 55% năm 2010 xuống còn 41% năm 2011 và đạt 49% năm 2013. Vietcombank sẽ rất khó khăn trong việc gia tăng thị phần huy động vốn với nhóm các NHTMQD, đặc biệt sự cạnh tranh này lại thêm phần khó khi qua mỗi năm số NHTM trên địa bàn lại gia tăng. Đến nay, hầu hết các NHTM CP lớn đều đã mở chi nhánh và các phòng giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Chính vì vậy, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn trong huy động vốn diễn ra ngày càng gay gắt làm cho công tác huy động trở nên vô cùng khó khăn và là thách thức lớn đối với tất cả các NHTM, điều này chi phối lớn đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Thị phần huy động vốn trên địa bàn hiện đang có xu hướng chuyển sang các NHTM ngoài quốc doanh. Các ngân hàng này có rất nhiều chính sách thu hút khách hàng, đặc biệt khi lãi suất huy động được NHNN qui định chặt chẽ.

So sánh với thị phần toàn ngành: Thị phần huy động vốn của Vietcombank biến động không nhiều, khá ổn định so với các ngân hàng khác trong nhóm. Tốc độ tăng trưởng về huy động vốn của Chi nhánh năm 2011 so với 2010 ( 66%) cao hơn so với tốc độ tăng chung toàn ngành (30%) nhưng lại giảm ở các năm tiếp theo. Năm 2013, ngoại trừ Agribank, 3 ngân hàng còn lại trong nhóm NHTMQD đều có doanh số huy động vốn giảm, trong khi vốn huy động toàn ngành tăng. Có thể nói, thị phần huy động của nhóm NHTMQD đang chảy về các nhóm khác trong nền kinh tế.

Đánh giá chung: Trong giai đoạn 201- 2013, Vietcombank Kiên Giang đã đạt thị phần sát với BIDV và bỏ xa Vietinbank. Đây là cột mốc quan trọng để Vietcombank phấn đấu nâng cao thị phần. Trong thời gian tới, Vietcombank Kiên Giang sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc nâng cao thị phần của mình trên địa bàn.

b. Dư nợ tín dụng

Là một đơn vị kinh doanh, nguồn thu chủ yếu từ hoạt động cho vay, Vietcombank Kiên Giang cố gắng cung cấp nhiều gói sản phẩm đa dạng cho mọi đối tượng khách hàng từ cá nhân đến tổ chức.

Điểm qua tình hình cho vay tại Vietcombank Kiên Giang giai đoạn 2010-2013 như sau:

Doanh số cho vay và thu nợ quy VND năm 2010 của chi nhánh đều có mức tăng khoảng 2% so với cùng kỳ, dư nợ cho vay khách hàng đạt 2,147 tỷ đồng, tăng 12.03% so với năm 2009, nằm trong giới hạn dư nợ VCB TW đề ra đến cuối năm cho chi nhánh.

Năm 2011, do ảnh hưởng của kinh tế thế giới và trong nước nên hoạt động SXKD của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, tác động xấu đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Để đạt chỉ tiêu tín dụng được giao và kiểm soát tốt nợ xấu, Chi nhánh đã thực hiện nghiêm theo sự chỉ đạo của VCB TW, đầu tư tín dụng tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực thế mạnh của địa phương như: chế biến thủy sản xuất khẩu gạo, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, kinh doanh xăng dầu, du lịch,.. Về cơ bản, Chi nhánh đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm. Dư nợ tín dụng đến 31/12/2011 đạt 2,781 tỷ đồng, tăng 29.53% so với năm 2010, đạt kế hoạch TW giao. Nợ xấu đến cuối tháng 12/2011 là 62,919 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 2.26%/tổng dư nợ.

Kiên Giang bước vào thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2012 trong bối cảnh kinh tế vẫn còn khó khăn, dịch bệnh và giá cả biến động đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân, nhưng dưới sự chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của UBND tỉnh và sự nỗ lực của các cấp, ban, ngành nên tình hình kinh tế - xã hội vẫn tăng trưởng ổn định. Nguồn vốn ngân hàng tiếp tục tăng trưởng, đảm bảo vốn tín dụng cho yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, mặc dù các TCTD đã thực hiện việc điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Tăng trưởng huy động vẫn cao hơn tăng trưởng tín dụng. Hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều doanh nghiệp đạt hiệu quả thấp do hàng hóa khó tiêu thụ, tồn kho tăng, đẩy chi phí đầu vào tăng,.. Điều này đã tác động không tốt đến hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và Chi nhánh nói riêng, đặc biệt là việc phát sinh nợ xấu. Tổng dư nợ tính đến cuối tháng 12/2012 đạt 3,110 tỷ đồng, tăng 11.81% so với năm 2011, trong đó, dư nợ theo VND là 2,024 tỷ đồng, chiếm 65% tổng dư nợ; dư nợ theo USD là 52 triệu USD, chiếm 35% tổng dư nợ. Nợ xấu năm 2012 của Chi nhánh tăng với số dư là 70.33 tỷ đồng, chiếm 2.26%/ tổng dư nợ. Nợ xấu tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chế biến hải sản, bột cá. Nguyên nhân chủ yếu do tăng chi phí đầu vào ( nguyên liệu, lãi vay,..), đầu ra hạn chế, cùng sự ảnh hưởng chung của nền kinh tế khó khăn. Tuy

nhiên, trong năm 2012, Chi nhánh đã được trích lập và sử dụng dự phòng khoảng 118 tỷ đồng.

Tiếp tục duy trì, củng cố mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống, SXKD có hiệu quả, có uy tín với chi nhánh, cùng những chính sách tín dụng mới đa dạng. Năm 2013 dư nợ tín dụng của Chi nhánh tính đến 31/12/2013 tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,113 tỷ đồng, trong đó, dư nợ VND vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với USD, chiếm 71% tổng dư nợ, tập trung vào dư nợ ngắn hạn. Nợ xấu là 68.93 tỷ đồng, chiếm 2.21% trên tổng dư nợ. Nợ xấu luôn được Chi nhánh quan tâm xử lý, tuy nhiên, tình hình SXKD của doanh nghiệp vẫn chưa cải thiện đáng kể, gây ảnh hưởng xấu đến ngân hàng.

Đánh giá thị phần cho vay của Vietcombank Kiên Giang so với các đối thủ khác qua bảng sau:

Bảng 2.3: Thị phần cho vay 04 NHTMQD

ĐVT: Tỷ đồng

VCB BIDV VIETINBANKAGRIBANK TỔNG CỘNG TOÀN NGÀNH DƯ NỢ Số liệu Tỷ lệ Số liệu Tỷ lệ Số liệu Tỷ lệ Số liệu Tỷ lệ Số liệu Tỷ lệ Số liệu 2010 2,147 18% 3,295 27% 1,586 13% 5,074 42% 12,102 33% 37,204 2011 2,781 20% 2,975 21% 1,988 14% 6,188 44% 13,932 30% 45,994 2012 3,110 20% 2,351 15% 2,641 17% 7,141 47% 15,243 30% 51,569 2013 3,192 19% 2,470 15% 3,019 18% 7,818 47% 16,499 28% 59,432

Ghi chú: Tỷ lệ % được tính trên thị phần của từng Ngân hàng so với Tổng thị phần của 04 Ngân hàng

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các ngân hàng)

2147 3295 1586 5074 2781 2975 1988 6188 3110 2351 2641 7141 3192 2470 3019 7818 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2010 2011 2012 2013 Vietcombank BIDV Vietinbank Agribank

So sánh với các NHTMQD: Giai đoạn 2010 – 2013, thị phần cho vay của Vietcombank tăng trưởng khá ổn định, từ mức 18% năm 2010 lên 20% năm 2011 và giảm còn 19% năm 2013. BIDV đứng vị trí thứ 2 về thị phần cho vay năm 2010 nhưng lại đứng cuối nhóm vào năm 2013, trong khi Vietinbank tăng trưởng đều đặn qua từng năm, theo sát Vietcombank, chiếm 17% năm 2013. Dẫn đầu trong nhóm các NHTMQD về doanh số cũng như dư nợ vẫn là Agribank, với thị phần chiếm 42% năm 2010 lên 47% năm 2012 và 2013..

So sánh với toàn tỉnh: Chịu ảnh hưởng tiêu cực từ kinh tế thế giới và trong nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đạt hiệu quả thấp do hàng hóa khó tiêu thụ, tồn kho tăng, chậm luân chuyển, đẩy chi phí đầu vào tăng, .... Không riêng Vietcombank, các ngân hàng khác cũng rất thận trọng trong cho vay, không để tăng dư nợ nhiều mà phát sinh thêm nợ xấu. Đặc biệt, trong giai đoạn các ngân hàng đang cố gắng khắc phục nợ xấu theo chỉ đạo của NHNN. Đây cũng là lý do thị phần dư nợ cho vay của các NHTMQD khá thấp trong tổng dư nợ toàn ngành, một phần lớn dư nợ đang chảy về các NHTMCP do thủ tục khá đơn giản và để NH đảm bảo việc tăng dư nợ hàng năm.

Đánh giá chung: Trong công tác tín dụng, Vietcombank đang đứng vị trí thứ 2 trong khối các NHTMQD. Tuy nhiên, so với toàn ngành, con số này khá thấp, chỉ chiếm khoảng 5% tổng dư nợ toàn ngành năm 2013. Do ảnh hưởng từ khó khăn chung của nền kinh tế, tình trạng làm ăn kém hiệu quả của các doanh nghiệp cùng việc thắt chặt tín dụng theo chỉ đạo cấp trên, Vietcombank khá thận trọng trong việc gia tăng dư nợ, tăng dư nợ đảm bảo với việc hạn chế phát sinh nợ quá hạn. Đây cũng là nguyên nhân khách hàng chuyển sang vay vốn tại các NHTMCP trong những năm gần đây, làm gia tăng dư nợ toàn ngành nhưng dư nợ tại các NHTMQD lại giảm. Việc đảm bảo tăng dư nợ cùng việc hạn chế phát sinh quá hạn, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn là vấn đề đáng quan tâm của Vietcombank trong công tác tín dụng của mình.

c. Thanh toán xuất nhập khẩu

Là ngân hàng dẫn đầu về hoạt động TTQT trong nhiều năm qua, Vietcombank Kiên Giang luôn mang đến cho khách hàng những hoạt động TTQT tốt nhất, giúp cho hoạt động thương mại của doanh nghiệp luôn thông suốt, trôi chảy. Với nhiều giải thưởng quốc tế về TTQT, mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp với hơn 1,250 ngân hàng, định chế tài chính uy tín tại hơn 80 quốc gia trên thế giới, hệ thống công nghệ

hiện đại, thường xuyên được cập nhật theo tiêu chuẩn quốc tế, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong TTQT.

Năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Chi nhánh đạt 207 triệu USD, đạt khoảng 82% kế hoạch TW giao, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, nhập khẩu tăng nhẹ, đạt 103% kế hoạch nhưng xuất khẩu giảm 17%, chỉ đạt 81% kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu là do kim ngạch xuất khẩu mặt hàng Gạo giảm, trên 28% so với năm 2009.

Tính đến 31/12/2011, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 291 triệu USD, tăng 34% so với năm 2010, đạt 119.75% kế hoạch cả năm. Dù thị phần bị thu hẹp, nhưng với quyết tâm cao, Chi nhánh vẫn cố gắng hoàn thành kế hoạch, giữ vững vị thế của một ngân hàng đi đầu về hoạt động TTQT.

Năm 2012 và 2013, chỉ tiêu TTXNK của Chi nhánh không đạt kế hoạch. Năm 2012, doanh số TTXNK đạt 252.19 triệu USD, tương đương 86.72% kế hoạch cả năm. Năm 2013, kim ngạch TTXNK đạt 285.39 triệu USD, đạt 98.41% kế hoạch và tăng hơn so với doanh số năm trước là 13.16%. Trước áp lực cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng và tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn, dù đã rất cố gắng nhưng Chi nhánh

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 49 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)