Lý thuyết hiện đại hoá

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 126 - 127)

: Tỉ số giới tính Dân số nam

9.2.4.Lý thuyết hiện đại hoá

Lý thuyết hiện đại hoá là tiếp cận thay đổi kỹ thuật và công nghệ có tính chất toàn cầu nhằm đưa nền kỹ nghệ thế giới đến với tất cả các dân tộc và xác lập nền văn minh thế giới trên một mặt bằng nhất định. Cách mạng công nghiệp đã tạo ra sự thay đổi xã hội truyền thống bằng xã hội hiện đại. Sự giao lưu và hội nhập đã đưa nhiều xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại để đẩy nền văn minh thế giới

phát triển ngày càng cao trên một mặt bằng nhất định. Rosfow cho rằng các xã hội truyền thống chuyển sang xã hội hiện đại nhờ công nghiệp hoá qua bốn giai đoạn sau:

Giai đoạn truyền thống: xã hội truyền thống vững chắc có thể phản đối sự thay đổi công nghệ mới. Song do giao lưu, hội nhập từng bước công nghệ mới nhập vào đã chứng tỏ sự bảo thủ lạc hậu và dẫn đến các xung đột mạnh, đây là cơ sở tiền đề dẫn đến sự thay đổi.

Giai đoạn cất cánh: khi chuyên môn hoá nền kinh tế gia tăng, thì kinh tế thị trường xuất hiện con người tham giao vào sự trao đổi sản phẩm và dịch vụ ngày càng tăng, dẫn đến các yếu tố truyền thống tự cung tự cấp bị phá vỡ. Đây là giai đoạn kỹ thuật và công nghệ mới được ứng dụng nhanh chóng và biến đổi xã hội xảy ra mạnh mẽ. Khi xã hội công nghiệp đã định hình thì giai đoạn cất cánh cũng kết thúc.

Giai đoạn săn đuổi sự trưởng thành công nghệ: khi công nghiệp hoá đang tiếp diễn, phần lớn các đặc điểm quen thuộc của tính hiện đại sẽ xuất hiện như: thành phố mọc lên, giảm gia tăng dân số, chuyên môn hoá sản xuất mở rộng mối quan hệ khách quan, giáo dục đại chúng quan tâm đến quyền cá nhân,… Đến giai đoạn này hiện đại hoá nền kinh tế dựa trên công nghệ cao bắt đầu xảy ra và xã hội hiện đại ngày càng được củng cố và phát triển.

Giai đoạn tiêu dùng hàng loạt ở mức độ cao: đặc điểm này mô tả giai đoạn cuối ở đó kết quả hiện đại hoá được thừa nhận ở giai đoạn này, một xã hội công nghiệp cớ sự tiêu dùng hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ. Đến giai đoạn này, tiêu dùng xã hội phát triển mạnh và là động lực của sự phát triển sản xuất. Xã hội hịên đại ngày càng mở rộng sự lựa chọn của các cá nhân trên cơ sở lý trí của mình để đạt được cuộc sống hiệu quả cho mình.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 126 - 127)