: Tỉ số giới tính Dân số nam
9.2.1. Thuyết đấu tranh giai cấp của Karl Mar
Karl Marx sinh ở Đức cuối thế kỉ XIX khi cách mạng công nghiệp về cơ bản thay đổi xã hội nông nghiệp ở châu Âu. Marx phần lớn cuộc đời sống ở London và ông đã chứng kiến London là một trung tâm khổng lồ nơi mọi người đều nhận thấy thái cực giàu nghèo. Một vài nhà quý tộc và tư sản thụ hưởng đặc quyền và tài sản trong khi đa số dân chúng phải làm việc nhiều giờ, đồng lương thấp, sống trong khu ổ chuột, thiếu ăn và bệnh tật. Marx vức đau lòng vừa phẫn nộ trước bất công quanh mình. Phép màu kỹ thuật của công nghiệp hoá không cải thiện đời sống của đa số nhân dân mà mang lại sự giảu có và phè phỡn của một số người. Điều đó đã dẫn đến xã hội bất công và xung đột.
Từ đó Marx đưa ra lý thuyết đấu tranh giai cấp đó là cuộc đấu tranh giữa các bộ phận trong xã hội đối với tài nguyên có giá trị, mà đối mặt cơ bản là giai cấp tư sản – nhưng người sở hữu nhà máy và các xí nghiệp khác, với giai cấp vô sản – nhưng người cung cấp lao động cần thiết cho hoạt động của nhà máy và các xí nghiệp sản xuất khác đó. Marx cho rằng cấu trúc kinh tế của xã hội là nền tảng thực sự cho xã hội. Phương thức sản xuất trong đời sống vật chất quyết định đặc điểm chung của quá trình xã hội, chính trị, tinh thần. Marx xem hệ thống kinh tế là cơ sở hạ tầng xã hội, là nền tảng cho xã hội và các thể chế xã hội khác như: gia đình, chính trị, tôn giáo, thể chế xã hội, kiến trúc thượng tầng. Quy luật là cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc hạ tầng. Từ đó Marx đưa ra quan điểm thay thế xã hội tư bản bằng xã hội cộng sản, với sự phát triển cao của công nghiệp, với nền tảng của sự bình đẳng, bác ái, dân chủ, tự do và hạnh phúc chung cho mọi người. Marx cho rằng sự phát triển của công nghiệp, sự thịnh vượng của xã hội là kết quả hoạt động chung của mọi thành viên của xã hội và tất cả thành viên đó phải được hưởng. Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là giải quyết xung đột xã hội giữa sự phát triển cao của lực lượng sản xúât với chiếm hữu tư nhân tài sản xã hội, mà biểu hiện là xung đột giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản và tất yếu xã hội cộng sản sẽ thay thế xã hội tư bản. Quá trình thay thế của xã hội tư bản cho xã hội phong kiến, xã hội cộng sản cho xã hội tư bản, đó là con đường cách mạng làm biến đổi xã hội để đạt được xã hội ngày càng hiện đại hơn, tiến bộ hơn.