Quá trình xã hội hóa

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 98 - 99)

 Khái niệm

- Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Xã hội hóa là một quá trình kéo dài suốt đời qua đó cá nhân phát triển khả năng con người và học hỏi các mẫu văn hóa của mình” Nói một cách khác đó chính là quá trình con người tiếp thu văn hóa vào nhân cách của mình để sống trong xã hội như là một thành viên.

Đây không phải là khái niệm xã hội hóa mà những năm gần đây ở Việt Nam thường được dùng để chỉ sự quan tâm cũng như đóng góp của toàn xã hội như: xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa y tế, …

- Khái niệm xã hội hóa (socialization) đã được các nhà xã hội học sử dụng để mô tả những phương cách mà con người học hỏi tuân thủ theo các chuẩn mực, các giá trị, các vai trò mà xã hội đã đề ra.

 Vai trò của xã hội hóa

 Chính quá trình này tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách của con người

Nhân cách là một hệ thống có tổ chức, là toàn bộ suy nghĩ, cảm nghĩ, ứng xử của con người, được hình thành trên nền tảng những giá trị và những chuẩn mực nhất định.

 Nhân cách bao gồm những suy nghĩ về thế giới xung quanh ta, về chính chúng ta, những điều chúng ta cảm nhận, phản ứng trước các tình huống, phản ứng đối với người khác, và những hành vi ứng xử của chúng ta trong đời sống hàng ngày.

 Xã hội hóa không chỉ quan trọng đối với đời sống cá nhân mà nó còn giúp cho xã hội phát triển được liên tục, có lịch sử, có hiện tại và có tương lai. Kinh

nghiệm xã hội luôn tồn tại trong xã hội, mọi xã hội đều dạy cho các thành viên mới về nó và quá trình diễn ra liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác, vượt qua đời sống của một cá nhân.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)