Tính hiện đạ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 122 - 125)

: Tỉ số giới tính Dân số nam

9.1.2. Tính hiện đạ

Xu thế phát triển tất yếu của xã hội là công nghiệphoá và hiện đại hoá. Công nghiệp phát triển trong xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển theo. Nền văn minh loài người đã trải qua văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và giờ đây đang xây dựng văn minh hậu công nghiệp. Sự thay đổi mạnh mẽ của xã hội do công nghiệp tác động đã tạo ra tính hiện đại xã hội. Tính hiện đại là các mẫu tổ chức xã hội liên kết mạnh với công nghiệp hoá. Các mẫu xã hội xuất hiện tiếp theo sau cách mạng công nghiệp bắt đầu từ Tây Âu cuối thế kỉ XVIII được gọi là tính hiện đại hay quá trình hiện đại hóa. Peter Berger (1977) cho rằng tính hiện đại có 4 đặc điểm cơ bản là:

Sự sụp đổ của các cộng đồng truyền thống nhỏ: Con người sống trong những nơi định cư quy mô nhỏ, nơi gia đình và láng giềng đáp ứng như cầu cơ bản lẫn nhau. Mỗi người đều có vị trí xác định trong một xã hội truyền thống, quan điểm và niềm tin lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Trong xã hội công nghiệp, các cộng đồng nhỏ và cô lập dần dần mất đi và thay thế vào đố là quy mô đời sống xã hội mở rộng bằng gia tăng dân số, thông tin và giao thông tiên tiến.

Mở rộng quyền lựa chọn cá nhân: trong xã hội truyền thống, con người thường xem đời sống được định hình bằng các tác động ngoài sự kiểm soát của con người như là số mệnh của cá nhân. Khái niệm số mệnh truyền thống phản ánh dải lựa chọn hạn chế giành cho các thành viên của xã hội truyền thống. Mỗi các nhân sống theo các mẫu xã hội truyền thống mà gia đình và cộng đồng đã định rõ. Khi sức mạnh truyền thống giảm sút, con người trong xã hội hiện đại đi đến quan điểm xem đời sống của mình như một loạt các tuỳ chọn hay chọn lựa cá nhân, mà Perter Berger mô tả là quá trình cá nhân hoá. Trong xã hội hiện đại đã xuất hiện nhiều các mẫu thay thế, do vậy cá nhân có thể chấp nhận sự thay thế như là các mẫu lựa chọn cho chính mình.

Gia tăng tính đa dạng trong các mẫu niềm tin: Trong xã hội truyền thống, niềm tin tôn giáo và các yếu tố truyền thống khác có khuynh hướng củng cố sự tuân thủ bằng cái giá phải trả của tính đa dạng và thay đổi (dùng các hình phạt hoặc dư luận xã hội để chống lại tính đa dạng và thay đổi). Thế nhưng, hiện đại hoá thúc đẩy thế giới quan duy lý, khoa học nhiều hơn, sao cho các giá trị và chuẩn mực trở thành khả biến. Sự phát triển của các thành phố, sự khuyếch trương các tổ chức khách quan, chính thức và hoà nhập của di dân dẫn đến sự đa dạng hoá niềm tin và hành vi vượt qua những gì thông thường của xã hội truyền thống.

Định hướng tương lai và nhận thức thời gian ngày càng nhiều: Berger cho rằng thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với thành viên trong xã hội hiện đại bằng hai cách. Thứ nhất, xã hội hiện đại mang tính định hướng tương lai nhiều hơn quá

khứ. Trong xã hội truyền thống, con người hướng về quá khứ để tìm sự chỉ dẫn, còn trong xã hội hiện đại, con người có khuynh hướng nhìm về tương lai với hi vọng những đổi mới và khám phá mới sẽ làm đời sống tốt hơn. Do vậy, xã hội công nghiệp sẵn sàng tán thành thay đổi xã hội mà xã hội truyền thống thường kháng cự lại. Thứ hai, trong xã hội hiện đại những đơn vị thời gian cụ thể là nền tảng đời sống thường ngày. Khi cách mạng công nghiệp tiến triển, tầm quan trọng của thời gian gia tăng đến mức người ta thường nói “thời gian là tiền bạc”. Chúng ta thường phải lên lịch làm việc cho đời sống hàng ngày của mình và tổ chức, chúng ta phải thường xuyên định hướng cho tương lai theo các năm để đảm bảo đời sống ngày càng gia tăng của mình.

Phát triển xã hội hiện đại là một xu thế tất yếu không đảo ngược. Nhiều nhà xã hội học đã đi tìm lời lý giải sự biến đổi theo hướng hiện đại hoá xã hội này sẽ được gì và mất gì. Trong thực tế có một quan điểm sau đây:

Sự tổn thất của cộng đồng: nhà xã hội học người Đức Ferdinand Tonnies cho rằng hiện đại hoá bao gồm sự mất mát dần trong cộng đồng con người gắn bó với nhau theo truyền thống. Công nghiệp hoá, mà nhấn mạnh đến thực tế, tính hiệu quả, chuyên môn hoá và tính hiệu quả chi phí, đã dần phá vỡ các khuôn mẫu xã hội truyền thống, làm cho tính đoàn kết xã hội suy yếu. Truyền thống được thể hiện như là nền tảng đạo đức, danh dự, ý thức cộng đồng đoàn kết và trách nhiệm cá nhân lẫn nhau. Tính chất cộng đồng gắn bó đã bị suy yếu trong xã hội hiện đại, song nó không hoàn toàn vắng mặt trong đời sống hiện đại. Xã hội hiện đại đã xác lập trách nhiệm tập thể và quyền cá nhân, nhằm nâng cao tính cộng đồng gắn bó. Trong xã hội hiện đại, các thành viên luôn phải có trách nhiệm cộng đồng, coi cộng đồng là cơ sở tồn tại chung của đời sống xã hội.

Phân công lao động: Nhà xã hội học Pháp Emile Durkheim đã nhận thấy thay đổi xã hội sâu sắc thông qua phân công lao động xã hội ngày càng tăng, nghĩa là hoạt động kinh tế mang tính chuyên môn hoá cao. Durkheim phát biểu về hệ thống hai loại hình lý tưởng là tính đoàn kết máy móc và tính đoàn kêt hữu cơ. Tình đoàn kết máy móc ám chỉ mối quan hệ xã hội điển hình của các xã hội truyền thống, trên cơ sở nhận thức con người giống nhau và thuộc về nhau. Trong xã hội tình đoàn kết máy móc vững chắc thì sự phân công lao động ở mức tối thiểu, vì thế con người tham giao vào nhiều hoạt động như nhau và có vùng các mẫu xã hội truyền thống, có sự gắn bó xã hội cao. Tình đoàn kết hữu cơ là quan hệ xã hội điển hình của các xã hội công nghiệp lớn trên cơ sở tương thuộc của những người tham gia các hoạt động chuyên môn hoá. Phân công lao động các xã hội công nghiệp đã gắn cá nhân vào chỉ một dạng hoạt động xã hội thậm chí một công việc cụ thể, do vậy đã tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau để đáp ứng nhu cầu của nhau. Toennies mô tả thế giới xã hội hiện đại là đánh mất tính đoàn kết xã hội, là sự thay đổi dần từ các mẫu nông thôn “tự nhiên” và “hữu cơ” của quá khứ thành các mẫu đô thị “nhân tạo” và “máy móc” của hiện tại. Durkheim e ngại rằng xã hội hiện đại ngày càng để bị tổn thương bằng tình trạng vô tổ chức, tức tình trạng các tiêu chuẩn văn hoá yếu, mâu thuẫn, tạo ít sự hướng dẫn đạo đức đối với cá nhân. Trong tình trạng như thế,

khi con người phụ thuộc vào nhau để đáp ứng nhu cầu của mình, con người để có khuynh hướng cho mình là trung tâm, đặt nhu cầu riêng của mình lên nhu cầu của người khác. Do vậy, đã tạo ra rất nhiều cách sống khác nhau, thậm chí đối lập nhau.

Sự hợp lý hoá: Max Weber cho rằng xã hội hiện đại thay dần xã hội truyền thống bằng thế giới quan hợp lý. Định hướng xã hội truyền thống là phản kháng thay đổi “chân lý”. Trong xã hội truyền thống thướng là “những gì luôn có xưa nay”, xã hội hiện đại mang đặc điểm tính toán, cân nhắc những biện pháp hiệu quả để đạt đến mục tiệu mong muốn. Tính hiệu quả khuyến khích sự chấp nhận các mẫu xã hội mới đến khi nào sự đổi mới cho phép đạt đến mục tiêu dễ dàng hơn. Vì vậy, Peter Burger (1977) cho rằng: xã hội hiện đại có khuynh hướng nhìn về tương lai và xem đời sống xã hội như một dải tuỳ chọn phải được đánh giá theo kết quả.

Chủ nghĩa tư bản: Karl Marx nhấn mạnh đến tranh chấp xã hội, Marx coi xã hội hiện đại đồng nghĩa với chủ nghĩa tư bản, là một hệ thống kinh tế do cuộc đấu tranh giai cấp tạo ra. Marx cho rằng mâu thuẫn xã hội trong hệ thống xã hội tư bản sẽ tạo ra thay đổi xã hội mang tính cách mạng, sau cùng dẫn đến sự thành lập một xã hội cộng sản theo theo chủ nghĩa bình đẳng, bắc ái, dân chủ và hạnh phúc cho mọi người.

Xã hội hiện đại còn được các nhà xã hội xem xét như là một tất yếu lịch sử và xã hội văn minh. Biểu hiện của nó ở hai mặt cơ bản là:

Tính hiện đại như là xã hội đại chúng: Cách mạng công nghiệp dẫn đến sự hình thành xã hội đại chúng quy mô lớn. Xã hội đại chúng biểu thị đặc điểm tổ chức bộ máy công quyền, mở rộng nuôi dưỡng sự phân tán xã hội và cảm giác cách ly cá nhân. Xã hội đại chúng có hai vấn đề rất lớn mà chúng ta cần quan tâm. Thứ nhất, xã hội hiện đại có quy mô đời sống lớn hơn, phức tạp hơn, có tính đa dạng văn hoá lớn và các tổ chức quan tâm khách quan. Thứ hai, nhà nước mở rộng và đảm nhận nhiều trọng trách xã hội, giải quyết xung đột xã hội, điều tiết đời sống xã hội của con người và giải quyết các vấn đề của đói nghèo, phân biệt đối xử. Xã hội hiện đại xác lập quyền tự do dân chủ, quyền công dân bảo đảm tính công bằng, bình đẳng. Do vậy đòi hỏi nhà nước phải duy trì xã hội đại chúng vì quyền lợi chung của mọi người.

Quy mô đời sống xã hội ngày càng gia tăng: Chuyên môn hoá hoạt động kinh tế, đô thị hoá, gia tăng dân số và công nghiệp hoá đã gia tăng quy mô của đời sống xã hội. Trong xã hội chuyên môn hoá, một cá nhân có quan hệ với cá nhân khác trong một phạm vi rộng lớn, ví dụ như bác sĩ, giáo viên có mối quan hệ rộng lớn do chuyên môn hoá xã hội tạo ra. Quy mô đời sống mở rộng còn do các tổ chức xã hội lớn đã liên kết số lượng lớn người, do gia đình bạn bè, hàng xóm thực hiện các dịch vụ xã hội khác nhau có quan hệ với nhau, do giáo dục ngày càng mở rộng và phát triển, do cảnh sát, luật sư, toàn án giám sát một hệ thống kiểm soát xã hội rộng lớn, do các cơ quan tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực phúc lợi xã hội. Do vậy mỗi cá nhân khi thực hiện đời sống xã hội, cũng như thoả mãn các nhu cầu của mình phải liên hệ với rất nhiều người ở nhiều lĩnh vực chuyên môn

hoá khác nhau. Vì thế cuộc sống trong xã hội hiện đại là một tổng thể các mối quan hệ chặt chẽ và đan xen vào nhau.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)