Bản chất xã hội củacon ngườ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 97 - 98)

Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học, đồng thời khẳng định con người hiện thực là một thực thể thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội

- Quan niệm của triết học Mác - Lênin về bản chất của con người:

+ Bản chất của con người là: trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội.

+ Khi khẳng định bản chất con người là: trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội, triết học Mác không tuyệt đối hóa mặt xã hội trong con người, mà cho rằng con người là thực thể thống nhất của cái sinh vật và cái xã hội. Cái sinh vật là toàn bộ các quá trình sinh vật diễn ra trong con người và cả cấu tạo giải phẫu của nó. Cái xã hội là các phẩm chất xã hội của con người do các quan hệ xã hội tạo ra như biết lao động, có ngôn ngữ, có ý thức, tư duy. Đối với con người, cái sinh vật là tiền đề, điều kiện của cái xã hội. Thiếu cái sinh vật, cái xã hội không thể tồn tại và biểu hiện ra được. Song, cái sinh vật trongcon người bị biến đổi bởi cái xã hội và mang tính xã hội. Ngược lại, khi ra đời, cái xã hội có vai trò quyết định, chế ước cái sinh vật và quy định bản chất xã hội củacon người.

Với quan điểm nhất nguyên luận coi con người là một thực thể sinh vật - xã hội, triết học Mác đã khắc phục cả hai quan niệm sai lầm trong vấn đề con người: tuyệt đối hóa mặt sinh vật, không thấy vai trò quyết định của mặt xã hội; tuyệt đối hóa mặt xã hội, không thấy được cơ sở tự nhiên, sinh vật trongcon người.

+ Bản chất con người không nhất thành bất biến, mà sự hình thành bản chất con người là một qúa trình con người không ngừng hoàn thiện khả năng tồn tại của mình trước các lực lượng tự phát của tự nhiên và xã hội. Bản chất ấy hình thành trong quá trình hoạt động củacon người.

- Vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân ?

* Khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò của quần chúng nhân dân.

- K/niệm:quần chúng nhân dân là những bộ phận XH có chung lợi ích liên kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của 1 cá nhân hay 1 Đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề về kinh tế,chính trị,XH của 1 thời đại lịch sử.

- Đặc trưng của k/niệm quần chúng nhân dân. +Quần chúng nhân dân là những người LĐ sản xuất ra của cải vật chất tinh thần cho XH.

+ Quần chúng nhân dân là những bộ phận dân cư đấu tranh chống lại các giai cấp thống trị trong lịch sử.

+ Nói tới quần chúng nhân dân là nói tới các giai cấp,các tầng lớp XH có vai trò thúc đẩy sự tiến bộ XH.

- Vai trò của quần chúng nhân dân: Theo quan điểm duy vật lịch sử quần chúng nhân dân có vai trò là người sáng tạo ra lịch sử-nghĩa là sự phát triển của lịch sử XH là do hoạt động của quần chúng nhân dân tạo nên.

- Vì sao quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử?

+ Vì quần chúng nhân dân là người SX ra của cải vật chất để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của XH.

+ Vì quần chúng nhân dân họ là động lực cơ bản của các cuộc cách mạng XH trong lịch sử.

+ Quần chúng nhân dân giữ vai trò chủ yếu sáng tạo ra các giá trị văn hóa tinh thần của XH (đương nhiên là không phủ nhận vai trò của các vĩ nhân trong lịch sử như:các nhà tư tưởng lớn,các nhà khoa học,các nhà văn...)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)