Có nhiều quan điểm trước Mác về con người như quan điểm tôn giáo cho rằng con người do Thượng đế tạo ra hay theo chủ nghĩa duy tâm con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối ngay cả các quan điểm duy vật trước Mác cũng chỉ thấy mặt sinh học của con người mà chưa thấy vai trò quyết định của mặt xã hội và hoạt động thực tiễn của con người.
Trên quan điểm duy vật triệt để Mác đi đến bản chất con người là thực thể thống nhất giữa mặt sinh học với mặt xã hội. Mặt sinh vật bao gồm cơ thể , mối quan hệ giữa cơ thể với giới tự nhiên chung quanh, cùng những nhu cầu sinh vật và những quy luật sinh học chi phối đời sống của cơ thể con người. Mặt xã hội bao gồm “tổng hòa những quan hệ xã hội”, những hoạt động xã hội, đời sống tinh thần của con người.
Hai mặt sinh vật và xã hội ở con người hợp thành một thể thống nhất có quan hệ khắng khít không thể tách rời nhau, trong đó mặt sinh học là nền tảng vật chất tự nhiên của con người, nhưng không phải là yếu tố quyết định bản chất của con người; mặt xã hội mới là mặt giữ vai trò quyết định bản chất của con người. Như vậy, chúng ta thấy rằng con người vượt trên con vật qua 3 phương diện : quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất bởi vì chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó con người mới bộc lộ bản chất xã hội của mình. Tóm lại “Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”.
Trên cơ sở tiếp thu quan điểm về con người của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng nhân văn của cách mạng Pháp, tư tưởng từ bi của Phật giáo, nhân văn của Nho giáo và kế thừa truyền thống của dân tộc Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm: con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng dân tộc với mục tiêu là phát triển con người toàn diện. Cách mạng Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với con người Việt Nam
- Vấn đề xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân lao động, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
- Vấn đề phát triển thể chất, sức khỏe của con người. - Vấn đề nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật.
- Vấn đề văn hóa, đạo đức; chống những hiện tượng tiêu cực phát sinh trong xã hội.
+ Xây dựng con người đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn hiện nay.
- Phấn đấu cho hạnh phúc của con người trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mục đích của chủ nghĩa xã hội là sự phát triển tự do và hạnh phúc của con người và chính sự phát triển tự do của cá nhân là điều kiện cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, việc mưu cầu hạnh phúc cho con người không thể tách
rời việc phấn đấu xây dựng một xã hội phát triển về kinh tế, công bằng, dân chủ và văn minh. Kiên quyết chống những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội.
- Đào tạo những con người của xã hội văn minh. Con người mới là những con người có đủ trình độ và năng lực làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân. Do đó, giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu đào tạo ra những con người mới vừa hồng, vừa chuyên, nghĩa là vừa có đủ trình độ và năng lực sáng tạo và làm chủ khoa học và công nghệ, quản lí kinh tế, quản lí nhà nước, vừa có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức để có thể giữ vững thành quả cách mạng và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đưa nước ta tiến kịp trình độ của văn minh nhân loại.
- Phát triển con người một cách toàn diện. Để có những con người có đủ trình độ và năng lực làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân, có cuộc sống gia đình hạnh phúc thì cần phải phát triển con người một cách toàn diện, cả về thể lực và trí lực, cả về năng lực chuyên môn và phẩm chất chính trị, đạo đức, cả về phẩm chất cá nhân và quan hệ xã hội.