Lí thuyết XHH và XHH thực nghiệm

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 25 - 27)

XHH là một khoa học lí thuyết cũng như các khoa học XHH khác. Trong một hệ thống những sự trừu tượng hoá (như các khái niệm, phạm trù, quy luật, giả thuyết XHH….), nhà XHH luôn tìm cách tái thể hiện trong quá trình tư duy, đối tượng xã hội, mô tả trạng thái của nó thâm nhập vào các quy luật hoạt động và phát triển của nó, hiểu được và dự báo được xu hướng phát triển tất yếu của nó. Đồng thời, XHH là một trong các khoa học thực nghiệm. Nó rút ra các kết luận xã hội từ các trắc nghiệm, các quan sát thực nghiệm xã hội, từ các tài liệu thực nghiệm thu được về các đối tượng xã hội, từ các tài liệu thực nghiệm thu được về các đối tượng xã hội.

Như vậy, xã hội là một khoa học vừa có tính chất thực nghiệm lại vừa có tính chất lí thuyết, nghĩa là một khoa học không chỉ mô tả các sự kiện thực nghiệm mà còn rút ra những quy luật và khái niệm từ sự phân tích lí thuyết các dự kiện thực nghiệm mà còn rút ra những quy luật và khái niệm từ sự phân tích lí thuyết các dữ kiện thực nghiệm. Do bản chất của XHH với tính cách là một khoa học thực nghiệm - lí thuyết, cho nên nhận thức XHH có hai giai cấp độ: thực nghiệm và lí thuyết. Cấp độ XHH thực nghiệm bao gồm việc thu thập thông tin xã hội thông qua quan sát, thí nghiệm và xử lí các thông tin xã hội đó. Tiêu biểu của cấp độ này là sử mô tả các sự kiện thực nghiệm.

Mỗi quan hệ giữa cấp độ lí thuyết và thực nghiệm của nhận thực xã hội đươc thể hiện cụ thể như sau:

- Nhận thức lí thuyết không phải là sự tiếp diễn đơn giản nhận thức thức nghiệm. Trường hợp nhận thức lí thuyết, nhà XHH dựng lên một hệ thống rõ ràng các định nghĩa, các khái niệm, các giả thuyết và giả định nhưng họ luôn luôn quay về với cấp độ thực nghiệm, coi đó là nguồn gốc của sự khái quát hoá.

- Nhận thức thực nghiệm với nghĩa nó là cái có trước, là cơ sở cho sự khái quát hoá lí thuyết.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)