Khái niệm xã hội học chỉ ra rằng mỗi hoạt động có mục đích của con người chỉ trở thành hoạt động xã hội khi nó nằm trong một số mối quan hệ giữa các chủ thể hoạt động và thông qua các mối quan hệ đó. Đồng thời, khái niệm đó cũng nói lên rằng mối quan hệ đều gắn liền với một hoạt động nhất định. Sự TTXH tồn tại trong sự tác động qua lại của mỗi hiện tượng, quá trình, hay hệ thống xã hội, nói lên những mối liên hệ và quan hệ trong hiện thực. Nhưng không phải mọi thứ trong hiện thực xã hội đều có thể sử dụng khái niệm này để giải thích. Sự TTXH chỉ tồn tại trong những điều kiện xã hội đặc thù, các điều kiện đó được thực hiện do sự kết hợp của 3 nhân tố có liên quan với nhau: hoạt động xã hội, chủ thể xã hội, quan hệ xã hội.
Về mặt bản thể luận, TTXH được thể hiện dưới các hoạt động và các quan hệ khác nhau về tính chất và nội dung, dưới dạng các chủ thể khác nhau, các chủ thể này phục tùng các giá trị, các lợi ích và các động cơ khác nhau và hoạt động trong các điều kiện khác nhau. Các TTXH khác nhau đã hình thành và xuất hiện trong những hệ thống TTXH khác nhau, những hệ thống xã hội khác nhau. Từ những hệ thống TTXH khác nhau, sinh ra hai loại hệ thống xã hội cơ bản: loại hệ thống xã hội thứ nhất không chứa đựng các điều kiện tiên quyết cần thiết cho sự tái sản xuất ra chúng, đó là những phân hệ của hệ thống cơ bản; loại hệ thống xã hội thứ hai chứa đựng mọi điều kiện tiên quyết ấy, tức là các hệ thống TTXH luôn luôn tự tái sản xuất, hay là các xã hội. Do đó, xã hội là hệ thống TTXH chứa đựng trong bản thân nó mọi điều kiện tiên quyết cho sự tái sản sinh của nó, cho sự chi phối (sự tự điều chỉnh) và sự tự phát triển của nó.
Tương tác nghĩa là tác động qua lại giữa các sự vật hiện tượng. TTXH là sự tác động, quan hệ giữa những con người với nhau trong xã hội. Mỗi con người là một phần tử cấu thành nên xã hội. Nếu không sự quan hệ lẫn nhau giữa các cá nhân thì sẽ không thể hình thành nên xã hội. Nó giống như những viên gạch nếu không
có sự kết hợp thì không thể tạo nên những công trình. Con người trong quá trình sống thì phải đặt trong một xã hội, trong các mối quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội của con người có thể thực hiện thông qua gián tiếp hay trực tiếp.
Ví dụ
- Việc học tập đó là mối quan hệ vừa trực tiếp vừa gián tiếp. - Xem truyền hình, nghe đài, nghe nhạc là gián tiếp.
- Gặp mặt trao đổi là vừa trực tiếp vừa gián tiếp. Việc quan hệ giữa con người có thể sử dụng các phương tiện kỹ thuật như sách báo, điện thoại, các sản phẩm vật chất hay tinh thần.
Tất cả là những phương tiện hỗ trợ rất hữu ích cho con người. Tuy nhiên điều mấu chốt vẫn là yếu tố con người. Khoa học_kỹ thuật đã giúp con người tạo nên các quan hệ dễ dàng hơn.
Khi con người càng khôn ngoan thì người ta càng muốn có sự hợp tác với nhau, để thỏa mãn các nhu cầu tâm sinh lí, tình cảm, trao đổi, giúp đỡ nhau để cùng tồn tại và phát triển. Ta có thể hình dung mỗi con người như một bộ phận trong cơ thể. Một xã hội muốn phát triển tốt thì mọi người phải kết nối với nhau, việc kết nối phải tuân theo nguyên tắc:
• Tôn trọng lẫn nhau.
• Phân công lao động tùy thuộc khả năng về thể chất, tài năng, trí tuệ và cùng hướng tới việc xây dựng một xã hội tốt đẹp.
Con người ngày càng xóa dần đi sự xa lạ và cần thiết phải làm như vậy. Mọi người đều là anh em, biết nương tựa giúp đỡ nhau về mọi mặt, như thế sẽ tạo nên điều tốt đẹp. Đó là con đường để có cuộc sống hạnh phúc. Nếu ta hạn chế các mối quan hệ thì đó là một sai lầm và trở ngại lớn cho sự tồn tại và phát triển, nó giống như các mạch máu trong cơ thể bị tắc và cơ thể đó sẽ bị hủy diệt. Con người hay gặp nhiều sai lầm vì do hoàn cảnh giáo dục tạo nên, khiến con người không hiểu nhau, nên dễ hình thành tính ích kỷ, hay cái tôi cá nhân quá lớn. Mọi người không biết chia sẽ, thông cảm mà lại hay đối đầu, điều này không có lợi cho sự tồn tại và phát triển. Không ai giống ai, nhưng con người lại hay đòi hỏi người khác theo như suy nghĩ của mình thì mới thiết lập quan hệ. Đây là một trở ngại lớn. Ta nên rộng lượng và bao dung hơn, cần phải hiểu rằng, con người ai cũng có nhiều ưu điểm và nhược điểm không giống nhau. Việc quan hệ của ta là vừa làm cho họ tốt lên và phát huy những mặt tốt của họ. Không phải cứ chờ họ tốt hoàn toàn thì mới chơi, vì không có một con người nào như vậy.
Tóm lại, mọi người phải biết quan hệ với nhau để cùng giúp nhau, dựa vào nhau mà sống đó là lương tâm là trách nhiệm và là con đường chân chính của con người.