Khái niệm về biến đổi xã hộ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 120 - 122)

: Tỉ số giới tính Dân số nam

9.1.1.Khái niệm về biến đổi xã hộ

Trong quá trình vận động, các xã hội biến đổi không ngừng từ giản đơn đến phức tạp, từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ hoang dã đến văn minh. Biến đổi xã hội là biến đổi các thể chế văn hoá, xã hội qua thời gian được phản ánh trong các mẫu đời sống cá nhân. Nói cách khác, biến đổi xã hội là một quá trình, qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo thời gian. Để hiểu đầy đủ hơn vền biến đổi xã hội chúng ta cần phân biệt nó với biến cố xã hội, tiến bộ xã hội, phát triển xã hội. Biến cố xã hội là những sự kiện xã hội xảy ra có thế đem lại hoặc không đem lại một sự thay đổi nào đó trong đời sống xã hội. Tiến bộ xã hội là một sự vận động, một sự biến đổi có ý thức theo chiều hướng tích cực, đáng mong đợi của xã hội và mang lại sự phồn vinh hạnh phúc cho nhân dân. Phát triển xã hội là một quá trình trong đó toàn thể loài người áp dụng những công cụ hiện đại của khoa học và công nghệ vào những mục tiêu của mình, qua những thời kỳ khác nhau và có tính không thể đảo ngược được của quá trình đó. Biến đổi xã hội có 4 đặc điểm chung là:

Thay đổi xã hội mang tính phổ quát và khả biến: Một vài thứ kinh nghiệm con người vẫn giữ nguyên không đổi qua thời gian, còn đại đa số đời sống của các cá nhân thay đổi rất nhiều cùng thay đổi của xã hội. Các yếu tố văn hoá xã hội cũng chịu sự chi phối của tiến bộ công nghệ song không phải tất cả các yếu tố văn hoá đều thay đổi cùng mức độ như nhau. William Ogburg cho rằng văn hoá vật chất thường thay đổi nhanh hơn văn hoá tinh thần. Triết học biện chứng cho rằng thay đổi vật chất đến giới hạn nào đó dẫn đến sự thay đổi về tinh thần, tư tưởng. Do vậy, chúng ta hiện nay đang thay đổi về điều kiện vật chất rất nhanh, song thay đổi về tinh thần rất chậm đã làm ảnh hưởng tới quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Thay đổi xã hội mang tính chủ tâm và không kế hoạch. Trong xã hội công nghiệp, nhiều yếu tố thay đổi xã hội được khuyến khích rất thận trọng. Các nhà khoa học luôn tìm ra các yếu tố mới ứng dụng vào thực tế làm thay đổi đời sống của chúng ta, song việc ứng dụng nó vào thực tế xã hội thường bị chi phối bởi tính hiệu quả kinh tế, năng lực lao động của xã hội và đặc biệt bị cản trở một số yếu tố về phong tục tập quán truyền thống. Do vậy, việc lập kế hoạch thay đổi xã hội là không thực hiện được mà sự thay đổi đó tự phát xuất hiện, chúng ta chỉ có thể dự báo và định hướng được mà thôi. Ví dụ, việc phát minh ra ô tô và ứng dụng nó vào đời sống có thể thay đổi các mẫu gia đình và hình dạng đô thị trong tương lai.

Thay đổi xã hội thường gây nhiều tranh cãi xã hội: Trong thực tế xã hội, sự thay đổi một yếu tố nào đó có thể được một số nhóm xã hội ủng hộ, nhưng cũng bị một số nhóm xã hội phải đối. Ví dụ, cách mạng công nghiệp được các nhà tư bản hoan nghênh, họ xem công nghệ tiên tiến và nhà máy là phương tiện có lợi nhuận

cao. Song công nghân lại phản đối vị họ sợ mất việc làm vì máy móc thiết bị do vậy thế giới đã chứng kiến cảnh “người đả đảo máy”. Đối với các mặt phát triển của xã hội cũng vậy, nếu thái quá mặt nào đó và mang lại lợiích cao cho mặt đó ắt dẫn đến tác hại cho các mặt khác. Ví dụ, Hà Nội phát triển mạnh đô thị hoá và công nghiệp đã thải các chất thải ra sông Nhuệ làm chết cá của nông dân, ảnh hưởng tới cây trồng của họ,…

Thay đổi xã hội khác nhau về thời gian và hậu quả: có yếu tố xã hội thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của nhiều thế hệ song cũng có thay đổi xảy ra trong khoảng thời gian nhất định rồi rơi vào quên lãng. Ví dụ, xe máy nhập vào Việt Nam đã làm thay đổi đời sống của dân Việt Nam rất nhiều trong thời gian hiện nay. Song trong tương lai có thể nó sẽ đi vào dĩ vẵng khi ô tô phát triển mạnh và thay thế nó. Ví dụ, điện và điện tử ra đời đã thay đổi đời sống con người không phải bây giờ mà còn mãi mãi về sau. Do vậy, trong thực tế ta chấp nhập những sự thay đổi có tính chất nhất thời chỉ là tương đối và sẵn sàng thay đổi nó khi có điều kiện và cơ hội.

Thay đổi xã hội là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Những sự thay đổi đó có các nguồn gốc sau:

Quá trình văn hoá: văn hoá là hệ thống động trong đó con người liên tục đưa ra các yếu tố mới cũng như huỷ bỏ các yếu tố khác lạc hậu. Đổi mới kể cả các thiết bị cơ khí, quan hểim và các mẫu hành vi góp phần tái định dạng xã hội. Nguồn gốc thay đổi văn hoá là sự khám phá những cái mới trong cuộc sống và sự truyền bá cái mới đó giữa các cộng đồng dân cư thông qua giao lưu và hội nhập.

Cấu trúc xã hội: nguồn thay đổi quan trọng khác là căng thẳng và xung đột trong chính bản thân cấu trúc xã hội. Thuyết thay đổi cấu trúc xã hội rõ nét nhất do K.Marx đưa ra là “đấu tranh giai cấp”. Đấu tranh giai cấp là quá trình giải quyết căng thẳng xung đột cấu trúc xã hội. Trong thực tế, thay đổi cấu trúc rõ nét nhất, do các phong trào về quyền công dân, phong trào lao động, quyền phụ nữ,… mang lại.

Tư tưởng: Max Weber cho rằng các yếu tố văn hoá phi vật chất chẳng hạn như tư tưởng và niềm tin cũng dẫn đến sự thay đổi xã hội. Những tư tưởng thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, quản lý trong những năm gần đây đã làm thay đổi mạnh mẽ xã hội. Những tư tưởng của các phong trào xã hội phát triển mạnh theo xu hướng độc lập, tự do, bình đẳng và công bằng đã dẫn đến sự thay đổi xã hội lớn lao.

Môi trường tự nhiên: xã hội loài người và môi trường tự nhiên có mối tương quan nhau chặt chẽ đến mức thay đổi yếu tố này dẫn đến thay đổi yếu tố kia. Xã hội loài người càng phát triển, càng mở rộng đã khai thác các yếu tố tự nhiên phục vụ cho quá trình phát triển đó như phá rừng, khai mỏ và săn bắn, đến mức ngày nay đã xảy ra sự mất cân bằng sinh thái, biến động tự nhiên càng mạnh đã dẫn đến tác động không tốt đến cuộc sống con người như bão lụt, động đất, núi lửa,… Xã hội loài người đang phát triển trong sự mất cân bằng tự nhiên và tất yếu cũng sẽ dẫn đến mất cân bằng xã hội, căng thẳng và xung đột ngày càng tăng mạnh.

Dân số: áp lực nhân khẩu cũng đi liền với sự thay đổi xã hội. Dân số gia tăng áp lực lên môi trường tự nhiên và làm thay đổi nó, nhất là các nước đất đai chật hẹp. Cơ cấu dân số có tác động lớn đến thay đổi xã hội, các mẫu dân số trẻ chuyển

sang mẫu dân số già làm cho cách sống của xã hội biến đổi theo. Xu thế những người già gia tăng không những cách sống mà còn dịch vụ xã hội cho những người già cúng phát triển dẫn đến thay đổi xã hội. Vấn đề di cư giữa các dân tộc, các vùng kinh tế đã dẫn đến sự thay đổi lớn xã hội. Vấn đề của đô thị hoá, công nghiệp hoá ngày càng phát triển mạnh đó là biểu hiện của thay đổi xã hội.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 120 - 122)