Việc Durkheim mở đầu phương pháp khoa học tiếp cận những thực tiễn giáo dục như là những chức năng giáo dục, dưới cái tên “xã hội học giáo dục”, đã làm thúc đẩy sự xuất hiện của một bộ phận nhà văn ở một số quốc gia liên quan đến việc nghiên cứu các mối quan hệ giữa nhà trường và xã hội, những cơ hội bất bình đẳng và chức năng của các nhóm lớp học.
Ở Pháp, quan điểm của Pierre Bourdieu và Jean – Claude Passeron trong cuốn La reproduction đã phần nào quay lại những khái niệm của Durkheim khi họ đề cập đến chức năng xã hội của giáo dục (một “phiên bản” của hệ thống xã hội) hay các cơ chế của quá trình xã hội hoá có liên quan mang tính biểu trưng bạo lực. Phương pháp mang tính lịch sử xã hội được Durkheim sử dụng trong cuốn Sự phát triển của ngành sư phạm Pháp cũng đã được những nhà lịch sử như Pierre Riché sử dụng. Sử gia này tin rằng, cuốn sách đó đến nay vẫn còn phù hợp.
Tuy nhiên, nhìn chung liệu có đúng khi nói về tính đúng đắn của Durkheim trong thời đại ngày nay, cả về mặt xã hội học và về mặt sư phạm học. Trong bối cảnh ngày nay, việc đọc những tác phẩm của Durkheim chắc chắn sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề, nhất là những vấn đề về giáo dục luân lý. Tất nhiên, chúng ta có thể lo ngại niềm tin của Durkheim về sự phát triển không thể tránh khỏi trong giá trị của con người trong xã hội hiện đại. Đó là những xung đột mà chúng ta phải đối mặt trước những sự băng hoại về giá trị đạo đức, nhưng theo những gì mà Durkheim ngầm hiểu thì những nguyên tắc về việc giáo dục quyền con người của ông vẫn phù hợp cho đến ngày nay. Ở một mức độ khác, rõ ràng ông đã hướng phương pháp giáo dục vào quan điểm, lớp học, môi trường nhà trường và thái độ của giáo viên, là những nhân tố cần phải tính đến trong quá trình giáo dục.