Một số lí thuyết về sự phân tầng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 35 - 36)

Theo Jean Cazênuve, có thể xếp học thuyết về phân tầng xã hội làm hai loại: - Lí thuyết xung đột: đây là lí thuyết của những người chịu ảnh hưởng bởi quan niệm tiếp cận về hình thái kinh tế - xã hội và quan niệm về giai cấp của Mác, những người này chủ yếu nhấn mạnh đến vấn đề quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất. Họ coi đó là đặc trưng chủ yếu của sự phân tầng xã hội hay là dấu hiệu chủ yếu nhận biết hoặc sự phân chia xã hội ra thành những giai cấp này hay giai cấp khác.

Họ cũng nhấn mạnh đến đấu tranh giai cấp, đến xung đột xã hội, coi đó là nguồn gốc và động lực thúc đẩy sự phát triển của lịch sử.

- Lí thuyết chức năng: những người theo thuyết chức năng nhấn mạnh đến trạng thái cân bằng, đến cơ cấu hơn là đến những biến đổi của cơ cấu ấy. Theo họ, phân tầng là một hiện tượng khách quan và có tính chức năng, nhằm đáp ứng những nhu cầu cần thiết của xã hội và đặt ra vấn đề là làm sao phải có một xã hội đẳng cấp. Theo Parsons, một đại biểu của thuyết chức năng, phân tầng được coi là sự sắp xếp cá nhân vào trong một hệ thống xã hội trên cơ sở những tiêu chuẩn của một hệ thống chung về giá trị, phân tầng là kết quả trực tiếp và cũng là phương tiện của hoạt động xã hội.

- Lí thuyết dung hoà:

G.Lenski cho rằng, trong xã hội luôn có những động cơ thôi thúc người ta giữ các vị trí xã hội, đồng thời cũng diễn ra các qúa trình xung đột và đấu tranh giành quyền thống trị.

Max Weber đặt ra nguyên tắc nghiên cứu “ba chiều” về xã hội, coi khái niệm xã hội bao hàm cả việc phân chia xã hội thành các giai cấp. Ông đã tách một luận điểm về giai cấp thành ba phần riêng biệt nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, đó là: địa vị kinh tế hay tài sản, địa vị chính trị hay quyền lực, địa vị xã hội hay uy tín.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)