Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của XHH gia đình

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 55 - 56)

5.3.2.1. Cơ sở lý luận của XHH gia đình

Theo quan điểm duy vật về lịch sử, sự sản xuất ra tư liệu và sự sản xuất ra con người cũng như sự tái sản xuất không ngừng ra tư liệu sản xuất và con người là nhân tố nền tảng có tính quyết định của xã hội. Sự phát triển của gia đình cũng gắn với sự phát triển của gia đình cũng gắn với sự phát triển của sản xuất, tái sản xuất vật chất và tinh thần cũng như tái sản xuất ra con người. Quan điểm đó được Ăngghen trình bày rõ trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và của nhà nước”

Theo quan điểm duy vật “nhân tố quyết định trong lịch sử, quy đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một loại là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt, ra thức ăn, quần áo, và nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Những thiết chế xã hội trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định, và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại sản xuất đó quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động, và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình”

Phải nhấn mạnh rằng, trình độ văn minh của mỗi thời đại đã có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và các quan hệ nội bộ gia đình. Vì vậy, khoa học về gia đình nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu gia đình trong khung cảnh một nền văn hoá nhất định và những quan hệ của nó với nền văn hóa đó.

Trong nền văn minh nông nghiệp, gia đình là đơn vị rường cột của xã hội ,với nền sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc, nên gia đình là đơn vị tổ chức sản xuất tự chủ.

Nền văn minh công nghiệp ra đời cùng vơi sự phát triển các ngành công nghiệp máy móc kỹ thuật, sự hình thành nhiều đô thị lớn, tập trung thu hút dân cư ở nông thôn ra thành thị, việc thuê lao động tăng rất nhanh, trong đó có đông đảo phụ nữ. Gia đình không còn là đơn vị lao động sản xuất tự chủ mà gồm những người lao động làm thuê, công nhân viên chức, hoặc chủ xí nghiệp, nhà quản lý kinh doanh,... Phụ nữ đã tham gia vào quá trình sản xuất, hoạt động xã hội và cũng phải cách xa gia đình, con cái. Công việc nội trợ trở thành gánh nặng đối với phụ nữ, công việc nội trợ bị xã hội coi là thất nghiệp, không đem lại lợi ích kinh tế cho gia đình.

Hôn nhân của đôi nam nữ trở thành sự tự do lựa chọn mà không phải do cha mẹ áp đặt. Họ được giải phóng khỏi những trói buộc của họ hàng, thân tộc. Lợi ích cá nhân, hanh phúc cá nhân của đôi nam nữ được đề cao. Nhiều chức năng của gia đình được các thiết chế xã hội khác đảm nhiệm hay hỗ trợ như nuôi dạy trẻ em,

chăm sóc người ốm, người già, dịch vụ gia đình,… Xã hội can thiệp sâu hơn vào công việc gia đình, vì gia đình chủ yếu là đơn vị sinh sản, tiêu dùng, và tình cảm.

Cơ cấu gia đình hai thế hệ là phổ biến. Tuổi thọ con người lại tăng lên, vấn đề chăm sóc người già cả, sống cô đơn nổi lên gay gắt. Quy mô gia đình nhỏ đi rất nhiều, số con sinh ra chỉ một hay hai đứa, nên quan hệ anh em ruột thịt, đến họ hàng nội ngoại ngày càng ít đi. Điều này ảnh hưởng đến việc nuôi dạy trẻ em (cùng với tình trạng có những đứa trẻ nhiều cha, nhiều mẹ do bố mẹ chúng kết hôn nhiều lần). Thời gian đứa trẻ sống phụ thuộc vào cha mẹ kéo dài từ tuổi thiếu niên đến tuổi thành niên. Gia đình nuôi dưỡng, lo toan mọi nhu cầu. Thời gian chung sống của đôi vợ chồng kéo dài hơn trước nhiều. Quan điểm phương pháp luận cơ bản để nghiên cứu vấn đề gia đình là:

+ Nghiên cứu bản chất của mối quan hệ bên trong của gia đình là quan hệ vật chất, tình dục, quan hệ tình cảm, tâm lý, văn hoá, quan hệ hỗ trợ, đều liên kết với nhau. Gia đình vừa nói đến các cá nhân (individu) và vừa nói đến các quan hệ (relations).

+ Nghiên cứu bản chất của mối quan hệ giữa gia đình và xã hội.

+ Tìm hiểu cái quyết định sự thay đổi, phát triển của gia đình và quy luật vận động tự thân của nó.

+ Gia đình là một phạm trù lịch sử biến đổi theo thời gian và không gian. Đồng thời, gia đình là một cơ thể sống vận động, biến đổi cùng với quá trình phát triển của xã hội loài người.

5.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu về XHH gia đình sử dụng các phương pháp điều tra XHH nói chung. Chú ý việc nghiên định lượng kết hợp với định tính.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)