Lý thuyết về hệ thống thế giớ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 127 - 128)

: Tỉ số giới tính Dân số nam

9.2.5.Lý thuyết về hệ thống thế giớ

Lý thuyết về hệ thống thế giới là quan điểm thay đổi toàn cầu liên kết một sự phát triển của xã hội bất kỳ với vị trí của xã hội ấy trong hệ thống kinh tế thế giới. Với sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản, các nước trên thế giới liên kết thành hệ thống kinh tế toàn cầu, bằng con đường giao lưu và hội nhập. Với quan điểm này, thế giới hình thành xã hội nòng cốt và xã hội ngoại vi. Xã hội nòng cốt của hệ thống kinh tế thế giới là các xã hội đã hoàn thành cách mạng công nghiệp và đang phát triển ở mức độ cao. Xã hội ngoại vi bao gồm hầu hết các nước đang phát triển và chậm phát triển, đang tiến hành cách mạng công nghiệp. Hệ thống thế giới hoạt động sao cho các xã hội giàu ngày càng giàu hơn trong khi đó các xã hội nghèo ngày càng nghèo đi. Hệ thống kinh tế thế giới đã tạo ra sự phân công lao động có tính chất quốc tế, tạo ra sự trao đổi thế giới mạnh mẽ về sản phẩm, dịch vụ và lao động, tạo ra sự chuyên môn hoá hợp lý và hiệu quả cho các quốc gia. Song hệ thống kinh tế thế giới cũng để lại các hậu quả không nhỏ cho các nước chậm phát triển. Tính lệ thuộc và sự kém phát triển của các nước nghèo ngày càng tăng lên. Với nguồn tài nguyên kinh tế hạn chế, các xã hội nghèo lệ thuộc vào các xã hội giàu qua các biểu hiện sau:

Kinh tế định hướng xuất khẩu hẹp: các xã hội chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô hoặc gia công hàng hoá cho các nước giàu. Do đó xã hội nghèo lệ thuộc vào xã hội giàu về kỹ thuật và công nghệ, bán rẻ và mua đắt.

Công ty đa quốc gia: sức mạnh kinh tế của các xã hội nòng cột tập trung vào các công ty từ lâu đã chi phối phần lớn thế giới. Những doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận này bòn rút tài nguyên kinh tế của các xã hội ngoại vi, ngăn cản sự phát triển của các ngành công nghiệp do địa phương sở hữu. Công ty đa quốc gia cố gắng mở rộng thị trường ở các xã hội nghèo để chuyển của cải về các xã hội giàu.

Phân tầng xã hội trong nước: khi bắt đầu thực dân hoá, thế lực nước ngoài gây dựng một số phần tử ưu tú ở địa phương để đại diện quyền lợi của họ. Trong kỷ nguyên chủ nghĩa thực dân mới, đầu tư của các nhà tư bản cũng hình thành một số ít các phần tử ưu tú giữ vai trò tương tự. Các phần tử này thống trị xã hội nghèo về chính trị kinh tế qua sự ủng hộ của xã hội nòng cốt quyền thế, kể cả viện trợ nước ngoài và can thiệp quân sự. Kết quả là đảm bảo tính ổn định của xã hội để duy trì sự thống trị của các công ty đa quốc gia ở các xã hội nghèo, do vậy đã dẫn đến sự phân tầng xã hội mạnh mẽ cả về kinh tế, quyền lực xã hội lẫn của cải vật chất.

Nợ nước ngoài: các xã hội chậm phát triển muốn hoá nhập vào thế giới phải phát triển cơ sở hạ tầng của mình. Vì không có vốn nên phải đi vay nước ngoài. Trong quan hệ thương mại quốc tế luôn xảy ra mua đắt bán rẻ, nhập nhiều xuất ít đã dẫn đến nợ nước ngoài của các xã hội nghèo ngày càng tăng. Việc trả nợ chủ yếu dựa vào xuất khẩu nguyên liệu thô giá rẻ do vậy trả nợ khó khăn làm cho nợ càng chồng chất, sự lệ thuộc nước ngoài ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Trang 127 - 128)