Tăng cường đầu tư và xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật để phát triển các

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ logistics tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức (vietranstimex) (Trang 107 - 111)

triển các dịch vụ mũi nhọn của Công ty

1. Cơ sở đề xuất giải pháp

Để đảm bảo cơ sở vật chất kĩ thuật cho hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của công ty, Đồng thời nâng cao sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác cùng hoạt động trong nước thì công ty cần có kế hoạch dài hơi về đầu tư phát triển hệ thống kho bãi và các phương tiện vận tải hợp lý và có hiệu quả.

Với lượng phương tiện vận tải và xếp dỡ hiện tại khá đa dạng và tiên tiến mà công ty đang sở hữu thì công ty đang có một ưu thế cạnh tranh thuận lợi hơn so với các đối thủ trong nước. Tuy nhiên cùng với sự phát triển ngày càng nhanh chóng về lĩnh vực dịch vụ logistics thì các đối thủ cạnh tranh tiềm năng ngày càng xuất hiện nhiều, đặc biệt là sau khi các rào cản về WTO được xóa bỏ thì các tập đoàn logistics đa quốc gia với thế mạnh về kỹ thuật, công nghệ và tài chính đang từng bước xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam thì công ty đang đứng trước một sức ép cạnh tranh vô cùng to lớn và khốc liệt. Vì vậy, công ty cần có chiến lược đúng đắn, đầu tư trọng điểm từng bước để nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống kho bãi, phương tiện của mình để giữ vững thị phần và từng bước phát triển dịch vụ logistics trong tương lai.

2. Tính khả thi của giải pháp

HĐQT công ty đồng lòng, đoàn kết nội bộ và nhất trí cao trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty: Với thế mạnh trong việc đầu tư trang thiết bị hiện đại và luôn đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trên nền tảng nguồn nhân lực chất lượng cao; Công ty cố gắng trở thành nhà thầu vận tải hàng đầu Việt Nam và dần từng bước vươn tới để trở thành một trong những nhà thầu vận tải hàng đầu Đông Nam Á trong lĩnh vực vận chuyển – xếp dỡ thiết bị toàn bộ và siêu trường siêu trọng. Đồng thời, không ngừng mở rộng phát triển và đa dạng hóa các lĩnh vực khác như: vận tải đa phương thức quốc tế, dịch vụ logistic và các dịch vụ phụ trợ nhằm cung cấp cho khách hàng dịch vụ vận tải trọn gói.

3. Nội dung giải pháp

- Đầu tư mua sắm các phương tiện vận tải xếp dỡ hiện đại:

+ Phát huy cao độ nội lực về khoa học công nghệ phục vụ trực tiếp sản xuất. Đổi mới công nghệ thông qua đầu tư và ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến để tập trung phát triển ngành sản xuất chủ lực là vận tải hàng thiết bị toàn bộ và hàng siêu trường siêu trọng.

+ Phát huy nội lực, các cơ sở vật chất hiện có, nhanh chóng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và phương tiện hiện đại và ứng dụng công nghệ tiến tiến thích hợp để nâng cao hiệu quả đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh. Các dự án đầu tư đảm bảo khả thi, không đầu tư dàn trải, đầu tư khi đã có các dự án, công trình đã được xác định khả thi về vận tải.

+ Thực hiện đầu tư đồng bộ và theo chiều sâu các dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại chuyên dùng bốc xếp, vận tải hàng siêu trường siêu trọng. Tiếp tục phát triển phương tiện vận tải, bốc xếp có công nghệ hiện đại để thực hiện vận tải đa phương thức. Cân đối năng lực phục vụ hàng năm để đầu tư thêm xe đầu kéo sơ mi rơmoóc thay thế các xe đã hết niên hạn sử dụng; đầu tư đầu kéo hàng nặng mới công suất 550 - 700 CV; đầu tư thêm rơmoóc tự hành (SPMT) siêu trường siêu trọng; cần cẩu nâng trọng 60 tấn - 200 tấn phục vụ bốc xếp tại cảng, cần cẩu loại nhỏ có nâng trọng 25 tấn - 60 tấn phục vụ bốc xếp tại các vùng kho bãi, xe nâng loại nâng trọng ≥ 10 tấn; bộ thiết bị nâng chuyển thủy lực Gantry, kích rút 800 tấn; dầm phân lực và mâm xoay 500 tấn, các loại rơ moóc và thiết bị vận chuyển đặc chủng, …vv.

- Tiếp tục củng cố, đầu tư chiều sâu cho các vùng kho, nhà xưởng và trụ sở làm việc. Xây dựng trung tâm điều hành sản xuất tại TP HCM; Xem xét lựa chọn địa điểm trong hệ thống kho bãi của mình hoặc đầu tư thêm kho bãi để xây dựng những kho trung tâm có sức chứa lớn ở một số điểm vận tải chính như các cảng, các sân bay quốc tế lớn để phục vụ việc lưu trữ, tập kết hàng, chờ xuất khẩu hoặc nhập hàng, chờ phân phối đi các tỉnh thành và các khu công nghiệp.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đa phương thức: Để nâng cao chất lượng dịch vụ VTĐPT ngoài các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đảm bảo cho Công ty cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt nhất, giá thành dịch vụ thấp nhất, hoàn thành dịch vụ đúng thời hạn và độ tin cậy của dịch vụ được đảm bảo thì Công ty cần phải phát triển kết cầu hạ tầng đầy đủ, đồng bộ. Bên cạnh đó Công ty còn phải xem xét đến các yếu tố sau:

+ Đơn giản hóa các thủ tục có liên quan tới vận tải và giao nhận hàng hóa. + Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng VTĐPT.

+ Phối hợp chặt chẽ giữa các phương thức vận tải. + Tăng cường liên kết các vận tải đa phương thức

Việc liên kết các công ty vận tải giúp cho việc khai thác phương tiện vận tải đi về nhiều chiều trên các đại dương theo những tuyến đường phù hợp và ổn định thông qua các công ty vận tải hoặc trung tâm giao nhận – vận chuyển dặt ở một số nước. Việc liên kết VTĐPT giúp cho người kinh doanh VTĐPT thâu tóm được tất cả mọi khâu của quá trình đưa hàng xuất nhập khẩu từ nơi sản xuất đến cơ sở của người mua.

4. Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện giải pháp

- Thiếu Nguồn vốn: Để đầu tư nâng cấp và hoàn thiện cơ sở kỹ thuật vật chất cho công ty trong hoạt động cung ứng dịch vụ logistics thì nhu cầu về vốn là rất lớn. Số vốn đầu tư có thể lên đến gấp nhiều lần vốn điều lệ của công ty. Do đó việc đầu tư luôn phải xem xét và cân nhắc một cách kỹ lưỡng và có chiến lược hành động cụ thể dài hơi. Hơn nữa việc tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi hiện nay của công ty nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung đang bị hạn chế và gặp rất nhiều khó khăn. Cơ cấu cho vay của các Ngân hàng thương mại hiện tại cũng đang bị thắt chặt và xem xét kỹ càng, tình trạng nợ xấu đang được xem như "cục máu đông" làm nghẽn tín dụng chảy vào sản xuất và doanh nghiệp cũng đang mất dần niềm tin vào việc khơi thông dòng vốn của ngân hàng.

- Thiếu Khách hàng: Trong tình hình kinh tế khó khăn, đặc biệt khi thị trường đang đi xuống như hiện nay, việc đầu tư mở rộng hệ thống kho bãi và nâng cấp trang thiết bị vận tải, xếp dỡ là việc làm hết sức phiêu lưu và mạo hiểm. Vì việc tìm kiếm khách hàng trong bối cảnh kinh tế hiện nay đang là vấn đề khó cho các nhà kinh doanh dịch vụ logistics.

- Chính sách của Nhà Nước cho việc phát triển dịch vụ logistics chưa đồng bộ và thống nhất: Theo khoản 2 điều 22 Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15.12.2005 của Chính phủ thì kho ngoại quan chỉ được phép thành lập tại cảng biển quốc tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt khác… Ngoài những khu vực kể trên không được phép thành lập. Đây là một quy định bất hợp lý. Vì nếu kho ngoại quan được phép thành lập ngoài các khu vực này đảm bảo các quy định quản lý về hải quan, thuận tiện cho công tác xuất nhập, vận chuyển, giao nhận hàng hóa, đảm bảo các quy định về môi trường thì vẫn tốt hơn là các kho được thành lập tại các khu vực theo quy định mà điều kiện kho bãi lạc hậu, xuống cấp, trang thiết bị thô sơ đang trong tình trạng thiếu vắng khách hàng. Trong tương lai, cần thay đổi quy định về địa điểm thành lập, đừng bó hẹp khu vực, miễn sao các kho được thành lập đảm bảo các quy định về quản lý kho, thuận tiện cho việc vận chuyển, giao nhận và xuất nhập hàng.

- Thiếu Nhân lực trình độ cao: Việc đầu tư phương tiện thiết bị hiện đại thường phải đồng bộ hóa với việc đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật sử dụng có trình độ cao để có thể tiếp nhận và sử dụng phương tiện thiết bị một cách có hiệu quả và tránh những sai sót hỏng hóc do lỗi sử dụng sai kỹ thuật. Tuy nhiên với trình độ kỹ thuật của nguồn nhân lực

hiện tại của công ty đang khá mỏng và thiếu nhiều kỹ sư chuyên ngành giỏi để có thể đáp ứng nhanh với xu thế phát triển của khoa học công nghệ. Hơn nữa với mặt bằng đào tạo nguồn nhân lực trong nước còn khá yếu kém thì chất lượng nhân lực đầu ra khó lòng đáp ứng được yêu cầu mà thị trường đòi hỏi. Vì vậy, sau mỗi lần đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác phát triển sản xuất kinh doanh thì công ty luôn phải cử một đội ngũ nhân viên sang nước ngoài để học tập, đào tạo cách sử dụng phương tiện thiết bị. Việc này khiến cho chi phí của công ty tăng cao, mặt khác đội ngũ kỹ sư sau đào tạo trở về thường dễ bị các đối thủ cạnh tranh lôi kéo….

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ logistics tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức (vietranstimex) (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)