Công ty DHL

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ logistics tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức (vietranstimex) (Trang 49 - 52)

DHL là tên viết tắt của tên 3 người sang lập là Adrian Dalsey, Larry Hillblom và Robert Lynn. Được thành lập vào năm 1969 với mục đích là một công ty Bưu điện chuyên cung cấp vận chuyển các bưu kiện quốc tế và thực hiện hợp đồng tổ chức vận chuyển.

Hiện nay DHL là một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới về cung cấp dịch vụ logistics như lĩnh vực giao nhận quốc tế, quản trị chuỗi cung ứng, môi giới vận chuyển hàng quốc tế, khai thuê hải quan và các dự án vận tải,… với hàng loạt các chi nhánh tại nhiều quốc gia trên toàn cầu. Mục tiêu hàng đầu của DHL là xây dựng các mối quan hệ hợp tác lâu dài, bền vững với khách hàng thông qua các dịch vụ mang tính chuyên nghiệp và chất lượng cao.

DHL hiện luôn là một trong những lựa chọn đầu tiên của các công ty muốn kìm kiếm các giải pháp logistics xuyên suốt, từ dầu tới cuối với dịch vụ có khả năng đáp ứng cao nhất. Khách hàng của DHL luôn tin tưởng vào thương hiệu và danh tiếng của DHL không phải chỉ vì DHL dẫn đầu trong thị trường logistics thế giới mà DHL luôn cố gắng mang đến các dịch vụ toàn cầu với chất lượng cung ứng cao nhất.

Trụ sở chính của DHL đóng tại Bonn – Đức và London – Anh. Trụ sở tại Châu Mỹ là Plantion, Florida – Mỹ, Trụ sở ở Châu Á là ở Singapore.

Các dịch vụ chính mà DHL đang cung ứng đó là: - DHL Express

+ Dịch vụ vận tải nội địa và quốc tế

+ Các dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. - DHL Glabal Mail

+ Các dịch vụ bưu phẩm cho tất cả các loại thư trực tiếp, các lô hàng kinh doanh và báo chí.

+ Vận chuyển bưu phẩm quốc tế

- DHL Logistics (bao gồm cả DHL Global Forwarding; DHL Exel Supply Chain và DHL Freight).

+ Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển, đường hàng không, đường bộ và đường sắt).

+ Dịch vụ kho bãi và phân phối hàng hóa.

+ Chuỗi các giải pháp cung ứng cho các doanh nghiệp.

Thành công ngày nay của DHL đó là nhờ vào cách quản lý hiệu quả, luôn mang lại kết quả như dự kiến đó là do DHL quản lý các dự án của mình qua các bước sau:

- Phân tích mạng lưới và thiết kế - Tư vấn

- Kế hoạch kinh doanh - Quản lý sự thay đổi - Quản lý dự án

- Dịch vụ tháp kiểm soát và quản lý mạng lưới, phối hợp với các nhà cung cấp với nhiều phương thức và vùng lãnh thổ khác nhau.

- Quản lý và lên kế hoạch tồn kho

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, thời gian, lưu trữ và vận chuyển các tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng đến tay người tiêu dùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. Ngày nay vì tính hiệu quả mà các doanh nghiệp chuyển dần các hoạt động logistics không phải là thế mạnh của mình sang cho cácdoanh nghiệp logistics thực hiện. Như vậy dịch vụ logistics là những hoạt động giúp cho hoạt động logistics của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục mà không nhất thiết phải do chính doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực hiện. Ban đầu do doanh nghiệp không đủ khả năng kiểm soát toàn bộ hoạt động của mình khi qui mô mở rộng buộc doanh nghiệp phải thuê bên ngoài thực hiện các hoạt động trong chuỗi logistics. Dần dần, các doanh nghiệp phát hiện hiệu quả hơn nên đã chuyển sang thuê các doanh nghiệp dịch vụ tiến hành thực hiện thay mình các hoạt động logistics. Xu hướng trên thế giới cho thấy càng ngày các dịch vụ logistics càng đi sâu vào quá trình logistics của doanh nghiệp và dần dần trở thành đối tác không thể thiếu khi đảm nhận nhiệm vụ giá trị gia tăng liên quan đến thanh toán, dịch vụ khách hàng,… dần đi đến quản trị cả quá trình logistics.

Vai trò của dịch vụ logistics đã được khẳng định rõ với những đóng góp cho ngân sách quốc gia, giúp tăng năng lực cạnh tranh của quốc gia nói chung của doanh nghiệp nói riêng…. Chính vì vai trò đó mà các nước xung quanh như Singapore, Trung Quốc đã đưa ra và thực hiện kế hoạch phát triển logistics trong chiến lược phát triển đất nước. Với kinh nghiệm của các nước đi trước Việt Nam cần phải học hỏi áp dụng có chọn lọc vào phát triển ngành này nâng cao năng lực cạnh tranh nền kinh tế. Vì vậy, nhà nước nên có chính sách hỗ trợ tuyên truyền những lợi ích của dịch vụ logistics với các chủ hàng Việt Nam và hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghiệp logistics thông qua sự lớn mạnh của các doanh nghiệp logistics trong nước. Và nhất là trong giai đoạn hậu WTO, các doanh nghiệp logistics Việt Nam phải đối mặt với những thách thức nhiều hơn cơ hội, đâu là những thế mạnh doanh nghiệp Việt Nam cần khai thác để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức cho sự cạnh tranh và phát triển của mình. Phân tích thực trạng hoạt động của họ sẽ giúp chúng ta tìm ra những giải pháp thiết thực nhất.

Như vậy, những nội dung đã trình bày ở Chương 1 đã trả lời xong cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất./.

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ĐA

PHƯƠNG THỨC

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ logistics tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức (vietranstimex) (Trang 49 - 52)