Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển dịch vụ logistics của công ty

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ logistics tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức (vietranstimex) (Trang 81 - 85)

2.3.3.1 Cơ hội phát triển dịch vụ logistics

Nghiên cứu của các nhà kinh tế học cho thấy, chi phí về logistics chiếm 10% giá trị buôn bán của hàng hóa lưu thông trong nước và chiếm 40% đối với hàng hóa mua bán trên thị trường quốc tế. Trong khi đó, Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển ngành công nghiệp logistics, làm tăng GDP cho đất nước.

Theo nghiên cứu của Viện Nomura (Nhật Bản), các doanh nghiệp logistics Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu thị trường logistics. Hiện đang có 2 mức độ chênh lệch phát triển trong kinh doanh giao nhận đó là giữa các nhà giao nhận nước ngoài (liên doanh) và các nhà giao nhận trong nước, giữa khu vực phía Nam và các khu vực còn lại.

Giá cả dịch vụ logistics của Việt Nam tương đối rẻ nhưng dịch vụ không chắc chắn và các công ty giao nhận địa phương kém phát triển đã làm cho tình trạng trở nên khó khăn hơn khi chiếm lĩnh thị trường logistics trong nước

Theo phân tích của các chuyên gia thì: “Cơ hội để phát triển logistics của Việt Nam khi gia nhập WTO biểu hiện qua 5 nội dung sau:

- Thứ nhất, chính sách hội nhập, Việt Nam đang đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế thông qua những cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, xây dựng hệ thông pháp luật kinh tế và tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc trở thành thành viên chính thức của WTO sẽ đưa nước ta thành một quốc gia mở cửa về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư.

- Thứ hai, lợi thế về khu vực, Việt Nam có vị trí địa lý rất thuận lợi cho vận tải quốc tế, nằm ở khu vực chiến lược trong vùng Đông Nam Á. Bờ biển trải dàitrên 2.000km, có nhiêu cảng nước sâu, các sân bay quốc tế, hệ thống đường sắt xuyên quốc gia và mạng lưới giao thông là tiền đề khả quan để phát triển logistics.

- Thứ ba, vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể là nguốn vốn ODA nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và các nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho Việt Nam ngày càng tăng.

- Thứ tư, lĩnh vực dịch vụ đang được quan tâm phát triển, hoạt động logistics đã bắt đầu thu hút sự chú ý của các cấp quản lý Nhà nước cũng như của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Cuối cùng, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, biểu hiện rõ nhất là từ tháng 7/2005 chúng ta đã bắt đầu thực hiện thông quan điện tử thí điểm ở một số địa phương, đến năm nay thì đã áp dụng rộng rãi trên toàn quốc. Đây chính là một trong những điều kiện tiên quyết để ngành công nghiệp logistics Việt Nam phát triển, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Dự báo trong 10 năm tới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt tới 200 tỷ USD/năm. Năm 2010, hàng container qua các cảng biển Việt Nam đã đạt ở ngưỡng gần 6,5 triệu TEU và đến năm 2020 là 7,7 – 8,5 triệu TEU, tiềm năng phát triển của dịch vụ logistics của Việt Nam là rất lởn.

Tương lai không xa, dịch vụ cung cấp logistics sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng, có thể đóng góp tới 15% GDP của cả nước. Khắc phục tình trạng trên chính là điều kiện, tiền đề cho việc xây dựng Việt Nam thành một trung tâm trung chuyển hàng hóa và phân phối quốc tế.

2.4.3.2. Thách thức

Hiện tại, công ty nói riêng và ngành Logistics Việt Nam nói chung đang phải đối mặt với những thách thức như sau:

a. Nguồn Nhân lực phục vụ cho ngành còn yếu

Cần phải nói rằng, giao nhận kho vận và điều hành logistics là một công nghệ mang tính chuyên nghiệp cao nên nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này cần được đào tạo một cách có hệ thống và được trang bị đầy đủ kiến thức như những nhà giao nhận quốc tế. Song, trên thực tế, các cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực giao nhận, logistics của công ty hiện tại chủ yếu được đào tạo từ trường đại học Kinh tế và đại học Ngoại thương. Một số ít được bổ sung từ các trường giao thông, hàng hải và thậm chí là trường đại học ngoại ngữ. Vấn đề đáng quan tâm là nghiệp vụ logistics chưa được xây dựng thành môn học, chưa có trường đại học nào đào tạo hay mở những lớp bồi dưỡng ngắn hạn.Các bài giảng trong nhà trường mới chỉ tập trung giới thiệu những công việc trong giao nhận, quy trình và các thao tác thực hiện qua các công đoạn.

Chương trình tương đối lạc hậu, giảng dạy theo nghiệp vụ giao nhận truyền thống là chủ yếu. Các kỹ thuật giao nhận hiện đại ít được cập nhật hóa như vận tải đa phương thức, kỹ năng quản trị dây chuyền chuỗi cung ứng… Tính thực tiễn của chương trình giảng dạy không cao, làm cho người học chưa thấy hết vai trò và sự đóng góp của logistics, giao nhận vận tải trong nền kinh tế. Có thể khẳng định rằng các chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp về lĩnh vực này quá ít so với yêu cầu phát triển dịch vụ. Phần lớn kiến thức mà cán bộ công nhân viên trong công ty có được là từ thực tiễn khi làm đại lý hoặc đối tác cho các công ty nước ngoài chuyên làm dịch vụ này.

Với một nguồn nhân lực chắp vá, vừa thiếu lại vừa yếu, công ty sẽ khó có cơ hội để cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ đến từ những hãng vận tải lớn và danh tiếng của nước ngoài đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta.Có thể khẳng định tính cấp thiết của việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cung cấp cho dịch vụ logistics hàng hải quốc tế. Theo nhiều chuyên gia, nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là phải cập nhật những kiến thức luật pháp trong nước và quốc tế về vận tải đa phương thức, các hoạt động chính của logistics và kỹ năng vận hành dịch vụ logistics cho nguồn nhân lực hiện có.Song song với việc đào tạo nghiệp vụ chuyên môn là đào tạo nâng cao trình độ tiếng Anh, đảm bảo được việc giao dịch, thủ tục và lập chứng từ nghiệp vụ. Việc đào tạo cần được tiến hành ở cả ba cấp độ cán bộ hoạch định chính sách, quản lý và nghiệp vụ cụ thể. Một nguồn nhân lực được đào tạo bài bản sẽ là chìa khoá thành công cho công ty trong việc kinh doanh dịch vụ logistics.

b. Cơ sở hạ tầng

Trong những năm vừa qua cơ sở hạ tầng đã có nhiều thay đổi đáng kể, nhiều công trình và hệ thống giao thông đường bộ, cảng nội địa và cảng biển được nâng cấp.Tuy nhiên nhìn từ góc độ Logistics, cơ sở hạ tầng chúng ta còn quá yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ, hệ thống kho bãi quy mộ nhỏ và rời rạc, trang thiết bị, phương tiện như xe vận chuyển hàng, dây chuyền, băng tải, đường ống, thiết bị chiếu sáng , xe nâng hạ hàng hóa, máy đóng gói và các thiết bị mã vạch… với công nghệ thấp và cũ kỷ. Hệ thống vận tải đường biển, đường sông, hàng không, đường bộ, đường sắt còn nhiều bất cập, dẩn đến tốc độ lưu chuyển trong logistic còn khá chậm nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động hiệu quả của ngành logistics.

c. Luật pháp, cơ chế tổ chức, quản lý của nhà nước

lập doanh nghiệp, các cơ quan quản lý chuyên ngành, tổ chức, hiệp hội, và cả các quy định về thuế. Tuy nhiên, nhiều văn bản không chặt chẽ, rõ ràng, không theo kịp sự phát triển cùa ngành Logistics. Như ta đã biết, logistics liên quan đến nhiều bộ ngành như: Giao thông vận tải, Hải quan, kiểm định…mỗi bộ ban hành những quy định khác nhau đôi khi chồng chéo nhau gây không ít khó khăn cho ngành logistic. Bên cạnh đó cơ chế quản lý hành chính, năng lực làm việc và thái độ phục vụ của các công chức quản lý cần phải thay đổi, vì đây cũng là một trong những trở lực không nhỏ làm ảnh hường trực tiếp đến ngành Logistics Việt nam trong qua trình hội nhập thế giới.

d. Quy mô và tính chuyên nghiệp về logistics của doanh nghiệp còn yếu

Nếu với Việt Nam, logistics còn là ngành mới mẻ thì đối với nước ngoài, đây đã là ngành dịch vụ có lịch sử lâu đời với nhiều tập đoàn quy mô có bề dày hơn 100 năm.

Dịch vụ logistics đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và thực tế họ đang kinh doanh rất sôi động tại Việt Nam. Hầu hết các tập đoàn logistics lớn trên thế giới đã có mặt tại nước ta và theo cam kết gia nhập WTO, các công ty logistics 100% vốn nước ngoài sẽ được phép hoạt động tại Việt Nam trong thời gian tới.

Với quy mô và năng lực hiện tại của công ty vẫn chưa thể đủ sức để tổ chức, điều hành toàn bộ quy trình hoạt động logistics, mà chỉ mới dừng lại ở một trong rất nhiều chuỗi dịch vụ logisitics mà chúng ta thấy phổ biến là hình thức giao nhận, cho thuê kho bãi và vận chuyển nội đia. Chính vì vậy đã làm giảm sức cạnh tranh của công ty so với các doanh nghiệp logistics nước ngoài. Vì vậy, để nâng cao sức cạnh tranh và phát triển thêm quy mô cũng như năng lực dịch vụ logistics công ty rất cần có sự hợp lực, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước lại với nhau nhằm tiết kiệm được chi phí quản lý, trao đổi kinh nghiệm… Qua đó củng cố được nguồn vốn vốn và nhân lực để có thể nắm giữ được thị phần và đạt doanh thu lớn tại sân nhà.

e. Nhận thức của Doanh nghiệp và cơ quan nhà nước về Logistics

Có một số doanh nghiệp chưa nhận thấy tầm quan trọng của logistics xem logistics chỉ đơn thuần là các dịch vụ “logistics cho xuất nhập khẩu”, có nghĩa gói gọn trong vận tải, cảng biển, hệ thống kho bãi, hãng tàu. Thậm chí có doanh nghiệp chưa biết logistic là gì. Đây cũng là lý do cơ bản để Logistics khó có cơ hội phát triển. Doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức và hiểu rõ tầm quan trọng của logistics đối với doanh nghiệp,

Về mặt nhà nước, chính phủ và các cơ quan chức năng cần tài trợ , hỗ trợ và quan tâm quy hoạch, xây dựng chính sách pháp lý , bảo đảm tính hợp lý , rõ ràng với mục

đích tạo một môi trường minh bạch có định hướng đối với ngành Logistic. Cần có chiến lược đầu tư đúng tầm cho các cảng biển, sân bay, cảng nội địa, đường sắt, đường song theo một tổng thể co khả năng thích ứng trong điều kiện logistics hội nhập quốc tế.

f. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt

Cạnh tranh về cung cấp dịch vụ logistics hiện nay ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt, vì đã hiện diện nhiều nhà cung cấp dịch vụ logistics thế giới có mạng lưới toàn cầu, có lợi thế vựơt trội hơn các công ty về tiềm lực, công nghệ, trình độ thông tin và hệ thống quản lý hiệu quả nhờ nguồn nhân lực cao. Nhiều công ty cung cấp dịch vụ logisitcs lớn của nước ngoài ở Việt Nam đang chuyển dần hình thức hiện diện thương mại từ hình thức đại diện, liên doanh sang công ty 100% vốn của họ. Đây là nơi đang thu hút nguồn nhân lực của chúng ta trong lĩnh vực logistics.

Với những cơ hội và thách thức như trên khiến cho công ty Cổ phần Vận tải đa phương thức đang có những tiềm năng và cơ hội lớn để phát triển dịch vụ logistics của mình tương xứng với những gì công ty đã cố gắng đầu tư, phát triển dịch vụ. Tuy nhiên công ty cũng cần phải có những chiến lược đúng đắn và cần sự hỗ trợ từ Nhà nước để vượt qua những thử thách hiện thời, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, khẳng định thương hiệu, chiếm lĩnh thị phần dịch vụ logistics trong nước và phát triển dịch vụ ra các nước lân cận trong khu vực ASEAN… góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà chính phủ đề ra.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ logistics tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức (vietranstimex) (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)