Thứ nhất, sự phát triển và đa dạng hóa dịch vụ logistics của công ty cần phải gắn với sự phát triển chung của ngành logistics Việt Nam. Giải pháp đưa ra cần phải hướng đến sự phát triển chung của ngành và nền kinh tế quốc gia, tránh vì lợi ích cục bộ của công ty mà gây ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành.
Thứ hai, phát triển dịch vụ logistics phải dựa trên chính nội lực của công ty đi đôi với sự hợp tác kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh và công bằng. Nhà nước và Hiệp hội ngành chỉ đóng vai trò hỗ trợ, định hướng và giúp đỡ những khó khăn, vướng mắc mang tính vĩ mô và có tính chất quốc tế vượt ngoài khả năng của công ty.
Thứ ba, cần có sự hỗ trợ của nhà nước khi tiến hành thực hiện giải pháp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Vì cơ sở vật chất cho logistics như hệ thống giao thông, kho, cảng, viễn thông, Internet… là kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, xây dựng theo quy hoạch và chiến lược phát triển của Chính phủ; Chính sách và Pháp luật của Nhà nước tác động trực tiếp, sâu sắc đến lợi ích và hoạt động của công ty nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành nói chung, nên các giải pháp từ phía các doanh nghiệp khi được thực hiện cần được sự hỗ trợ từ các ngành, các cấp hữu quan.
Thứ tư, phát triển dịch vụ logistics là hướng đi đúng đắn và cần thiết cho định hướng chiến lược phát triển lâu dài của công ty.
Nghiên cứu của các nhà kinh tế học cho thấy, chi phí về logistics chiếm 10% giá trị buôn bán của hàng hóa lưu thông trong nước và chiếm 40% đối với hàng hóa mua bán trên thị trường quốc tế. Do vậy, Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển ngành công nghiệp logistics, làm tăng GDP cho đất nước.
Theo nghiên cứu của Viện Nomura (Nhật Bản), các doanh nghiệp logistics Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu thị trường logistics. Do đó việc lựa chọn ưu tiên phát triển cung ứng dịch vụ logistics là ưu tiên hàng đầu mà công ty cần lưu ý đến. 3.2.3. Cơ sở đề xuất giải pháp
- Căn cứ vào thực trạng yếu kém của môi trường kinh doanh gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh logistics của công ty.
- Căn cứ vào những vấn đề tồn tại của công ty đã được phân tích ở chương 2 cũng như những cơ hội và thách thức mà công ty có thể gặp phải trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong thời gian tới.
Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á vì giải pháp chỉ có ý nghĩa khi đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC (VIETRANSTIMEX) PHẦN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC (VIETRANSTIMEX)
3.3.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty
1. Cơ sở đề xuất giải pháp
- Nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của Công ty. Nếu đội ngũ lao động được nâng cao chất lượng thì chất lượng dịch vụ được nâng cao. Hiện nay đội ngũ công nhân viên chức của công ty được đánh giá là tương đối có chất lượng. Tuy nhiên chất lượng không đồng đều và phân bố trên các địa bàn còn hạn chế. Còn có rất nhiều cán bộ trình độ chuyên môn còn thấp, đội ngũ lái xe, lái cẩu và các thiết bị nâng hạ khác chưa qua các lớp đào tạo chuyên dụng về vận tải hàng siêu trường siêu trọng, số lượng gián tiếp trong Công ty thì thừa mà số lượng cán bộ có chuyên môn còn thiếu.
- Như đã phân tích tại mục 2.4.2.2, một trong những điểm yếu của công ty hiện nay là trình độ của nguồn nhân lực chưa theo kịp xu thế phát triển ngành.
2. Tính khả thi của giải pháp
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động cung cứng dịch vụ logistics trong nước và trong khu vực thì Nhà nước đang có những chính sách quan tâm đến việc phát triển đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nghề này. Quyết định số 175 QĐ- TTg ngày 27/1/2011 của Thủ tướng phê duyệt “Chiến lược phát triển tổng thể khu vực dịch vụ của Việt Nam đến 2020” đã nêu rõ: “Coi logistics là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất, hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa”. Điều này cho thấy, việc phát triển ngành logistics và nguồn nhân lực logistics đã trở thành chương trình cấp quốc gia. Nhu cầu về nhân lực logistics trong thời gian tới sẽ còn tiếp tục tăng và sẽ thu hút hàng trăm nghìn nhân lực trẻ tham gia.
Các trường Đại học và Cao đẳng hiện nay cũng đã bắt đầu quan tâm đến việc phát triền đào tạo học viên cho chuyên ngành logistics.
Các khóa học ngắn hạn về Logistics được mở thường xuyên: Thời gian vừa qua, Viện Nghiên cứu Phát triển Logistics và Công ty Tri thức hậu cần đã phối hợp đào tạo rất nhiều lớp về chuyên ngành logistics quốc tế cho hàng trăm học viên. Các chương trình đào tạo đã cung cấp cho những sinh viên, và những người đang làm việc trong ngành logistics những kiến thức mới nhất của ngành logistics trên thế giới. Từ
những kiến thức đó nguồn lao động cho ngành logistics đã được nâng cao trình độ, ý thức làm việc và kiến thức về chuyên ngành mình phục vụ.
Nội dung và phương pháp giảng dạy của các chương trình này, được áp dụng giảng dạy trên toàn thế giới và được kiểm soát bởi Ủy ban Giáo dục - Đào tạo FIATA tại Thụy Sỹ. Đây là một trong những khóa học của chương trình phát triển nguồn nhân lực trong ngành logistics đang áp dụng trên 53 quốc gia. Điều này giúp cho nhân lực ngành logistics Việt nam bắt kịp kiến thức logistics của thế giới, đây là điều rất cần thiết cho logistics Việt nam trong cạnh tranh toàn cầu hiện nay.
3. Nội dung giải pháp
Công ty phải tiến hành một số cách làm khác nhau nhằm nâng cao trình độ cho các cán bộ công nhân trong Công ty:
- Tiến hành sắp xếp lại lao động, khuyến khích và động viên những lao động sắp đến tuổi về hưu nhưng trình độ chuyên môn hạn chế nghỉ hưu sớm, điều chuyển công tác hoặc cho nghỉ việc những cá nhân cán bộ không đủ năng lực để đáp ứng công việc, bên cạnh đó cần có chính sách thu hút các ứng viên có trình độ năng lực cao về cộng tác với công ty.
- Xây dựng quy trình và bảng phân tích công việc cho từng phòng ban một cách khoa học, quy củ, có bài bản và dễ hiểu để mọi người thực hiện
- Tiến hành đào tạo và đào tạo lại cho các nhân viên ở các phòng ban. Lựa chọn các cán bộ có năng lực để đào tạo đưa vào vị trí quản lý.
- Phải xây dựng hệ thống tuyển chọn tuyển mộ hợp lí và tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo có đủ nhân viên trong công ty có năng lực và chuyên môn cao, phải tuyển chọn các ứng viên vào các vị trí phòng ban sao cho phù hợp với khả năng của họ. Hệ thống tuyển chọn hợp lý là quá trình từ việc xác định nhu cầu tới việc chọn lựa những ứng viên có trình độ theo một quy trình nhất định đảm bảo hiệu quả cao với chi phi thấp.
Để công ty có thể phát triển bền vững thì công ty nên chú tâm nhiều hơn đến nguồn nhân lực mà công ty đang nắm giữ, chính vì vậy các công tác tuyển chọn và tuyển mộ, khen thưởng, trả lương, xử phạt… phải tiến hành thường xuyên và kịp thời, đúng đắn đem lại lòng tin từ nhân viên trong công ty để họ có thể cống hiến hết khả năng của mình. Từ đó năng suất lao động được nâng cao, sẽ tạo ra lợi nhuận nhiều hơn.
4. Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện giải pháp
- Do nguồn nhân lực logistics đang thiếu trầm trọng cũng như nhận thức của các doanh nghiệp về vai trò của logistics ngày càng cao nên những người được đào tạo
và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này luôn là “điểm ngắm” của các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh của công ty. Việc tuyển dụng của công ty luôn đối mặt với những khó khăn khan hiếm về lao động có chất lượng, mặt khác công ty cũng đối diện với những nguy cơ chảy máu chất xám khi mà những lao động có trình độ chuyên môn cao của mình thường xuyên bị các đơn vị kinh doanh trên cùng lĩnh vực chèo kéo, tác động để rời bỏ công ty sang làm việc cho họ.
- Chương trình đào tạo chuyên ngành Logistics tại các Trường đại học, cao đẳng còn nhỏ lẻ, chưa thực sự chuyên sâu và cung cấp đầy đủ những kỹ năng cần thiết cho học viên sau khi tốt nghiệp ra trường.
- Các khóa học ngắn hạn/dài hạn do Viện Nghiên cứu Phát triển Logistics và Công ty Tri thức hậu cần tổ chức vào những khoảng thời gian khác nhau, tuy nhiên do đang thiếu hụt lực lượng lao động cho công tác tổ chức sản xuất kinh doanh nên công ty không dám điều động nhân lực của mình theo học những lớp này. Nếu có thì số lượng cũng được hạn chế và chọn lọc gửi đi đào tạo, thường thì là các cán bộ chủ chốt. Tuy nhiên, khi họ tập trung theo học với khoảng thời gian kéo dài thì công việc tại đơn vị ít có người có đủ khả năng và trình độ để thay thế. Hơn nữa chi phí theo học những khóa học như vậy cũng khá tốn kém trong khi với môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt hiện nay khi mà giá cả dịch vụ đang có xu hướng cạnh tranh đi xuống thì công ty cũng buộc phải cắt giảm chi phí để đảm bảo không bị thua lỗ.
- Việc đào tạo nội bộ trong công ty cũng gặp nhiều khó khăn do lực lượng giảng dạy là những cán bộ đang công tác tại đơn vị truyền đạt. Dù những người trực tiếp kinh doanh nên có nhiều kinh nghiệm thực tế, tuy nhiên khả năng sư phạm và phương pháp truyền đạt chưa đảm bảo. Điều này dẫn đến sự khập khễnh, chênh lệch về nghiệp vụ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ của nhân viên giữa các công ty.
3.3.2. Tăng cường đầu tư và xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật để phát triển các dịch vụ mũi nhọn của Công ty triển các dịch vụ mũi nhọn của Công ty
1. Cơ sở đề xuất giải pháp
Để đảm bảo cơ sở vật chất kĩ thuật cho hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của công ty, Đồng thời nâng cao sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác cùng hoạt động trong nước thì công ty cần có kế hoạch dài hơi về đầu tư phát triển hệ thống kho bãi và các phương tiện vận tải hợp lý và có hiệu quả.
Với lượng phương tiện vận tải và xếp dỡ hiện tại khá đa dạng và tiên tiến mà công ty đang sở hữu thì công ty đang có một ưu thế cạnh tranh thuận lợi hơn so với các đối thủ trong nước. Tuy nhiên cùng với sự phát triển ngày càng nhanh chóng về lĩnh vực dịch vụ logistics thì các đối thủ cạnh tranh tiềm năng ngày càng xuất hiện nhiều, đặc biệt là sau khi các rào cản về WTO được xóa bỏ thì các tập đoàn logistics đa quốc gia với thế mạnh về kỹ thuật, công nghệ và tài chính đang từng bước xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam thì công ty đang đứng trước một sức ép cạnh tranh vô cùng to lớn và khốc liệt. Vì vậy, công ty cần có chiến lược đúng đắn, đầu tư trọng điểm từng bước để nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống kho bãi, phương tiện của mình để giữ vững thị phần và từng bước phát triển dịch vụ logistics trong tương lai.
2. Tính khả thi của giải pháp
HĐQT công ty đồng lòng, đoàn kết nội bộ và nhất trí cao trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty: Với thế mạnh trong việc đầu tư trang thiết bị hiện đại và luôn đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trên nền tảng nguồn nhân lực chất lượng cao; Công ty cố gắng trở thành nhà thầu vận tải hàng đầu Việt Nam và dần từng bước vươn tới để trở thành một trong những nhà thầu vận tải hàng đầu Đông Nam Á trong lĩnh vực vận chuyển – xếp dỡ thiết bị toàn bộ và siêu trường siêu trọng. Đồng thời, không ngừng mở rộng phát triển và đa dạng hóa các lĩnh vực khác như: vận tải đa phương thức quốc tế, dịch vụ logistic và các dịch vụ phụ trợ nhằm cung cấp cho khách hàng dịch vụ vận tải trọn gói.
3. Nội dung giải pháp
- Đầu tư mua sắm các phương tiện vận tải xếp dỡ hiện đại:
+ Phát huy cao độ nội lực về khoa học công nghệ phục vụ trực tiếp sản xuất. Đổi mới công nghệ thông qua đầu tư và ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến để tập trung phát triển ngành sản xuất chủ lực là vận tải hàng thiết bị toàn bộ và hàng siêu trường siêu trọng.
+ Phát huy nội lực, các cơ sở vật chất hiện có, nhanh chóng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và phương tiện hiện đại và ứng dụng công nghệ tiến tiến thích hợp để nâng cao hiệu quả đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh. Các dự án đầu tư đảm bảo khả thi, không đầu tư dàn trải, đầu tư khi đã có các dự án, công trình đã được xác định khả thi về vận tải.
+ Thực hiện đầu tư đồng bộ và theo chiều sâu các dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại chuyên dùng bốc xếp, vận tải hàng siêu trường siêu trọng. Tiếp tục phát triển phương tiện vận tải, bốc xếp có công nghệ hiện đại để thực hiện vận tải đa phương thức. Cân đối năng lực phục vụ hàng năm để đầu tư thêm xe đầu kéo sơ mi rơmoóc thay thế các xe đã hết niên hạn sử dụng; đầu tư đầu kéo hàng nặng mới công suất 550 - 700 CV; đầu tư thêm rơmoóc tự hành (SPMT) siêu trường siêu trọng; cần cẩu nâng trọng 60 tấn - 200 tấn phục vụ bốc xếp tại cảng, cần cẩu loại nhỏ có nâng trọng 25 tấn - 60 tấn phục vụ bốc xếp tại các vùng kho bãi, xe nâng loại nâng trọng ≥ 10 tấn; bộ thiết bị nâng chuyển thủy lực Gantry, kích rút 800 tấn; dầm phân lực và mâm xoay 500 tấn, các loại rơ moóc và thiết bị vận chuyển đặc chủng, …vv.
- Tiếp tục củng cố, đầu tư chiều sâu cho các vùng kho, nhà xưởng và trụ sở làm việc. Xây dựng trung tâm điều hành sản xuất tại TP HCM; Xem xét lựa chọn địa điểm trong hệ thống kho bãi của mình hoặc đầu tư thêm kho bãi để xây dựng những kho trung tâm có sức chứa lớn ở một số điểm vận tải chính như các cảng, các sân bay quốc tế lớn để phục vụ việc lưu trữ, tập kết hàng, chờ xuất khẩu hoặc nhập hàng, chờ phân phối đi các tỉnh thành và các khu công nghiệp.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đa phương thức: Để nâng cao chất lượng dịch vụ VTĐPT ngoài các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đảm bảo cho Công ty cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt nhất, giá thành dịch vụ thấp nhất, hoàn thành dịch vụ đúng thời hạn và độ tin cậy của dịch vụ được đảm bảo thì Công ty cần phải phát triển kết cầu hạ tầng đầy đủ, đồng bộ. Bên cạnh đó Công ty còn phải xem xét đến các yếu tố sau:
+ Đơn giản hóa các thủ tục có liên quan tới vận tải và giao nhận hàng hóa. + Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng VTĐPT.
+ Phối hợp chặt chẽ giữa các phương thức vận tải. + Tăng cường liên kết các vận tải đa phương thức