Đánh giá sức cạnh tranh và khả năng phát triển dịch vụ logistics của công ty theo ý

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ logistics tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức (vietranstimex) (Trang 98 - 103)

ty theo ý kiến của các chuyên gia trong ngành logistics

Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty là việc làm phức tạp, nhất là ở ở lĩnh vực dịch vụ logistics đang còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam nỏi chung và với công ty Cổ phần Vận tải đa phương thức nói riêng, việc này đòi hỏi nắm bắt rõ mọi hoạt động và thông tin của công ty, của ngành.

Tuy nhiên với trình độ hiểu biết và kỹ năng phân tích đánh giá còn nhiều hạn chế của tác giả thì vẫn chưa xác định rõ được vai trò tác động của từng yếu tố đối với sự phát triển và thành công của dịch vụ logistics của công ty. Do vậy tác giả đã xin ý kiến các chuyên gia có kinh nghiệm và sự hiểu biết về ngành logistics để đưa ra những đánh giá xem yếu tố nào đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của công ty logistics. Thông qua ý kiến chuyên gia, chúng ta sẽ biết được khả năng cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh như thế nào, từ đó kết hợp với việc phân tích thực trạng của công ty để đưa ra những kết luận chung.

Nội dung xin ý kiến chuyên gia như sau:

2.4.4.1. Thiết kế bảng câu hỏi xin ý kiến chuyên gia

Để xây dựng Bảng câu hỏi Khảo sát chuyên gia, tác giả đã dựa vào kinh nghiệm làm việc và nghiên cứu học tập của mình trong suốt gần 12 năm làm việc tại Phòng

kinh doanh công ty, ngoài ra trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp tác giả cũng đã tham khảo ý kiến của các anh chị, cô chú đang công tác tại các phòng ban trong công ty, trong đó có những chuyên gia công tác lâu năm trong lĩnh vực logistics, đặc biệt là tham khảo ý kiến của Anh hùng lao động, Tổng giám đốc Nguyễn Đăng Sâm và Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh, Tiến sĩ kinh tế Võ Duy Nghi để lựa chọn những nhân tố cần thiết và chủ đạo để xây dựng bảng câu hỏi xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia khác về năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Vận tải đa phương thức so với các doanh nghiệp trong nước đang hoạt động trong cùng lĩnh vực.

- Nhóm các nhân tố cần được đánh giá

+ Tiềm lực tài chính, nguồn vốn hoạt động. + Cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống kho bãi. + Đội ngũ lãnh đạo

+ Trình độ nguồn nhân lực. + Uy tín thương hiệu + Giá cả dịch vụ cung ứng + Chất lượng dịch vụ cung ứng

+ Khả năng nắm bắt thông tin, xử lý thông tin của doanh nghiệp. - Nhóm các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty:

Là các đối thủ kinh doanh cùng loại sản phẩm dịch vụ như công ty, cùng hoạt động trên cùng một thị trường, thường xuyên đối đầu với công ty trong các cuộc đấu thầu các dự án và được công ty đã chọn là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình.

Danh sách đối thủ cạnh tranh bao gồm các đối thủ đã phân tích tại mục 2.4.1: - Dùng thang điểm 5 để cho điểm mức độ quan trọng của các nhân tố. Thông qua ý kiến của chuyên gia tính ra được trọng số của các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của các doanh nghiệp logistics.

- Dùng thang điểm 5 để cho điểm các yếu tố thành công của công ty và của đối thủ cạnh tranh.

Nội dung Phiếu xin ý kiến chuyên gia được thiết kế như phụ lục số 04 2.4.4.2. Lựa chọn các chuyên gia để xin ý kiến

Chọn những chuyên gia có kinh nghiệm về lĩnh vực logistics, và có sự hiểu biết về công ty và đối thủ cạnh tranh.

Bảng 2.12: DANH SÁCH CHUYÊN GIA

Stt Họ và Tên Chức vụ Đơn vị công tác Kinh

nghiệm 1 Ô. Võ Duy Nghi Phó Tổng Giám đốc V IETRANSTIMEX > 15 năm 2 Ô. Trần Nguyên Giáp Phó Tổng Giám đốc VIETRANSTIMEX > 15 năm 3 Bà Nguyễn T. Mỹ Thủy TP Kinh doanh VIETRANSTIMEX > 15 năm 4 Ông Chu Đức Khang Phó Tổng giám đốc GEMADEPT > 15 năm

5 Ô. Bùi Hữu Đức Tp. Kinh doanh GEMADEPT > 15 năm

6 Ô. Trương Minh Long Phó Tổng giám đốc VINATRANS > 15 năm 7 Ô. Nguyễn Tuấn Hiền TP. Khai thác dịch vụ VINATRANS > 15 năm 8 Ô. Nguyễn Tấn Thành Giám đốc Công ty Thành Trang > 15 năm

9 Ô. Nguyễn Đăng Khoa Phó Tổng giám đốc VRTS > 15 năm

10 Ô. Nguyễn Văn Trung Giám đốc Công ty ALE Việt Nam > 15 năm

2.4.4.3. Phân tích kết quả thu được từ việc xin ý kiến các chuyên gia

- Số phiếu phát ra: 10 phiếu. - Số phiếu thu về: 10 phiếu.

- Xử lý đơn giản bằng phần mềm Excel. - Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.13: TỔNG HỢP Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA Các công ty được đánh giá

VIETRANSTIMEX Gemadept Falcon Nhân tố đánh giá Trọng

số Điểm Điểm theo

trọng số Điểm

Điểm theo trọng số

Điểm Điểm theo trọng số Tiềm lực tài chính, nguồn vốn hoạt động 4 47 188 48 192 30 120 Cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống kho bãi 4 46 184 47 188 30 120 Đội ngũ lãnh đạo 4.4 48 211.2 45 198 33 145.2 Trình độ nguồn nhân lực. 4.2 49 205.8 48 201.6 33 138.6 Uy tín thương hiệu 3.4 50 170 49 166.6 35 119 Giá cả dịch vụ cung ứng 4.1 31 127.1 39 159.9 39 159.9 Chất lượng dịch vụ cung ứng 4.8 49 235.2 46 220.8 33 158.4 Khả năng nắm bắt, xử lý thông tin 4.1 45 184.5 46 188.6 36 147.6 Tổng 33 365 1505.8 368 1515.5 269 1108.7

Các công ty được đánh giá

Song Toàn VRTS VINATRANS

Nhân tố đánh giá Trọng

số Điểm Điểm theo

trọng số Điểm Điểm theo trọng số Điểm Điểm theo trọng số Tiềm lực tài chính, nguồn vốn hoạt động 4 29 116 25 100 36 144 Cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống kho bãi 4 28 112 22 88 36 144 Đội ngũ lãnh đạo 4.4 30 132 26 114.4 32 140.8 Trình độ nguồn nhân lực 4.2 31 130.2 25 105 39 163.8 Uy tín thương hiệu 3.4 29 98.6 24 81.6 38 129.2 Giá cả dịch vụ cung ứng 4.1 42 172.2 41 168.1 41 168.1 Chất lượng dịch vụ cung ứng 4.8 33 158.4 27 129.6 39 187.2 Khả năng nắm bắt, xử lý thông tin 4.1 33 135.3 30 123 40 164 Tổng 33 255 1054.7 220 909.7 301 1241.1 Nhận xét

Trong các nhân tố xin ý kiến chuyên gia thì các nhân tố Chất lượng dịch vụ cung ứng (có trọng số 4.8) và Đội ngũ lãnh đạo công ty (có trọng số 4.4) được các chuyên gia đánh giá là những nhân tố có tầm quan trọng cao nhất đối với sự thành công của doanh nghiệp.

Đánh giá năng lực cạnh tranh giữa các công ty dựa trên các nhân tố đã phân tích thì các chuyên gia cho rằng Công ty GEMADEPT đang chiếm thế thượng phong với tổng số điểm đánh giá là 1.515,5 điểm, tiếp đến là Công ty VIETRANSTIMEX với 1.505,8 điểm. Tuy nhiên VIETRANSTIMEX lại vượt trội hơn GEMADEPT ở 2 nhân tố quan trọng đó là Chất lượng dịch vụ cung ứng (235,2 điểm so với 220,8 điểm) và Đội ngũ lãnh đạo công ty (211,2 điểm so với 198 điểm).

Cũng theo các Chuyên gia thì những đối thủ khác có sức cạnh tranh khá yếu so với công ty, tuy nhiên lợi thế của họ lại là có mức giá cung ứng dịch vụ hấp dẫn với khách hàng hơn. Điển hình là Công ty Song Toàn (172.2 điểm), VINATRANS và

VRTS (cùng ở mức 168.1 điểm), GEMADEPT và FALCON (cùng ở mức 159.9 điểm) còn VIETRANSTIMEX chỉ đạt 127.1 điểm.

Do đó, trong tương lai để gia tăng sức cạnh tranh cho các dịch vụ của mình, công ty VIETRANSTIMEX cần tiếp tục phát huy các thế mạnh vốn có của mình, đồng thời phải cắt giảm tiết kiệm chi phí từ đó hạ giá thành cung ứng dịch vụ để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường cung ứng dịch vụ đầy béo bở này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Ngành công nghiệp Logistics Việt Nam đang ở giai đoạn đầu phát triển với môi trường kinh doanh còn nhiều yếu kém đặc biệt về cơ sở hạ tầng và môi trường pháp luật gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp logistics nói chung và các doanh nghiệp logistics Việt Nam nói riêng.

Qua thực trạng kinh doanh logistics của công ty Cổ phần Vận tải đa phương thức thì ta nhận thấy rằng hiện công ty chỉ cung ứng được một phần nhỏ của chuỗi dịch vụ logistics, thị trường cơ bản của công ty vẫn là tập trung trong nước, chưa cung ứng tích hợp dịch vụ giá trị gia tăng vào chuỗi cung ứng của mình và dịch vụ ở đầu nước ngoài gần như phụ thuộc hoàn toàn vào đại lý. Bên cạnh đó công ty cũng chưa đáp ứng tốt nguồn các nhu cầu trong nước và nước ngoài cũng như thực hiện tốt vai trò và thương hiệu tiên phong đối với nền kinh tế. Công ty còn tồn tại nhiều mặt yếu kém trong đó có nhiều mặt chịu tác động từ môi trường kinh doanh và cơ chế đầu tư và quản lý của Nhà nước làm hạn chế hiệu quả hoạt động của công ty.

Đánh giá ở góc độ cạnh tranh thì năng lực cạnh tranh của công ty so với các doanh nghiệp trong nước vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Còn khi so với doanh nghiệp nước ngoài thì các công ty gần như yếu toàn diện về quy mô, thương hiệu, dịch vụ, mạng lưới toàn cầu và hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy để cạnh tranh bình đẳng trong tương lai thì các công ty cần phải khắc phục được những yếu kém nêu trên thì mới khả năng tồn tại và phát triển.

Khi giải quyết được những vấn đề tồn tại trên thì công ty mới có thể giữ vững thị phần, từng bước nâng cao lợi thế cạnh tranh, nâng cao vai trò của mình đối với nền kinh tế nói chung để từ đó phát triển chung với ngành công nghiệp logistics trong nước. Vấn đề này sẽ được giải quyết trong chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

(VIETRANSTIMEX)

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ logistics tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức (vietranstimex) (Trang 98 - 103)