Các nhân tố ảnh hưởng đển hoạt động cung ứng dịch vụ logistics của công ty

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ logistics tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức (vietranstimex) (Trang 70 - 81)

2.3.2.1. Môi trường vĩ mô 1. Điều kiện địa lý

Việt Nam là quốc gia có vị trí địa lý nằm ở Phía Nam của Châu Á và thuộc trung tâm khu vực chiến lược vùng Đông Nam Á – Với lợi thế ở trong khu vực kinh tế phát triển năng động này đã tác động tích cực và thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển.

Sở hữu bờ biển trải dài trên 2.000 km, có nhiều cảng nước sâu, các sân bay nằm trên đường giao thương quốc tế, có hệ thống đường sắt xuyên quốc gia và mạng lưới giao thông đường bộ dày đặc rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế, nhất là vận tải bằng đường biển.

Như vậy, điều kiện địa lý Việt Nam có nhiều thuận lợi và là tiền đề khả quan cho sự phát triển dịch vụ logistics của các doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế.

2. Điều kiện chung về kinh tế, chính trị, xã hội a. Về chính trị, pháp luật

Trong kinh doanh hiện đại, các yếu tố chính trị, pháp luật ngày càng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp Logistics nói riêng. Nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước hiện nay là nền kinh tế phổ biến trên thế giới. Khi tham gia vào kinh doanh, để thành công trên thương trường thì các doanh nghiệp phải không những nắm vững pháp luật trong nước mà còn phải hiểu và nắm vững pháp luật quốc tế tại thị trường mà mình kinh doanh. Đồng thời với việc nắm vững Luật pháp thì các doanh nghiệp cũng phải chú ý tới môi trường chính trị. Chính trị có ổn định sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Chính trị ổn định sẽ thu hút được nhiều sự đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia. Do đó đầu tư vào các doanh nghiệp Logistics cũng tăng lên; hoạt động phân phối, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia cũng tăng lên, nhờ đó mà dịch vụ Logistics cũng phát triển. Thêm vào đó, các chính sách của chính phủ có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh, tới sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động Logistics của các doanh nghiệp sản xuất nói riêng.

Trước năm 2005, Luật pháp Việt Nam chưa hệ có quy định về việc kinh doanh dịch vụ Logistics cũng như các hình thức dịch vụ Logistics. Đến khi Luật Thương mại được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 và nghị định 140/2007/NĐ-CP của Chính phủ mới có quy định chi tiết về các dịch vụ Logistics và điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics.

Trước đây, các dịch vụ Logistics mà chủ yếu là dịch vụ vận tải, giao nhận thì Nhà nước nắm quyền chi phối. Gần đây, việc kinh doanh dịch vụ Logistics được Nhà nước cho phép mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia kinh doanh. Điều này tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trong ngành cung ứng dịch vụ Logistics đồng thời cũng tạo nên sự đa dạng, phong phú của các dịch vụ Logistics, chất lượng dịch vụ cũng tốt hơn.

Các yếu tố cơ bản thuộc môi trường chính trị, pháp luật có thể tác động đến sự phát triển dịch vụ của công ty là:

- Sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao. - Sự cân bằng của các chính sách của Nhà nước

- Hệ thống pháp luật và mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật …

b. Về kinh tế - xã hội

Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics nói riêng. Các yếu tố kinh tế bao gồm một phạm vi rất rộng từ các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ Logistics và các yếu tố liên quan đến việc huy động và sử dụng các nguồn lực của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics để cung ứng các dịch vụ Logistics cho khách hàng. Các yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics và các dịch vụ Logistics là: tốc độ tăng trưởng của GDP; lãi suất tiền vay, tiền gửi ngân hàng; tỷ lệ lạm phát; tỷ giá hối đoái; mức độ thất nghiệp; cán cân thanh toán; chính sách tài chính, tín dụng; kiểm soát về giá cả, tiền lương tối thiểu; tiềm năng phát triển và gia tăng đầu tư … Các yếu tố này ảnh hưởng đến phương thức và cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp. Sự thay đổi của các yếu tố này cùng với tốc độ và chu kỳ thay đổi đều tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thậm chí còn có thể làm thay đổi cả mục tiêu, phương hướng và cả chiến lược của doanh nghiệp.

Trong thời gian vừa qua, với sự suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu thì tốc độ tăng trưởng hàng năm của nước ta đang có xu hướng bị tụt giảm, Hàng loạt doanh nghiệp bị thua lỗ dẫn dến phá sản hoặc giải thể. Chính phủ đã có những biện pháp và chính sách tài chính kích cầu để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tái đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động, kích thích tăng trưởng kinh tế,… khiến cho nhu cầu sử dụng các dịch vụ logistics tiếp tục có xu hướng tăng, đây là cơ hội cho phép các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics mở rộng quy mô, sản phẩm dịch vụ logistics cũng như thị trường của mình, cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp mới có thể gia nhập thị trường.

Cùng với chính sách hội nhập ở Việt Nam là một trong những điều kiện để dịch vụ Logistics phát triển, Việt Nam đang đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế thông qua những cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế và tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế. Với việc trở thành thành viên WTO, Việt Nam đã và đang trở thành một quốc gia mở cửa về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư.

3. Cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông quốc gia a. Hệ thống cảng biển

Cảng biển là đầu mối vận tải quan trọng, nơi tập trung, kết nối tất cả các phương tiện vận tải: đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường ống,… Năng lực hệ thống cảng container đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của dịch vụ Logistics. Năng lực hệ thống cảng container của một quốc gia được hiểu là khả năng xếp dỡ, thông qua hệ thống container của quốc gia đó.

Với bờ biển dài hơn 2000km, hiện tại Việt Nam có hơn 166 cảng biển lớn nhỏ với 217 cầu cảng có tổng chiều dài tuyến mép bến hơn 30 km và hơn 100 bến phao. Lượng hàng hoá được xếp dỡ qua các cảng hàng năm tăng khoảng 10%. Cụ thể: Năm 2004, lượng hàng thông qua là 127,7 triệu tấn, đến năm 2010 đã đạt 154 triệu tấn. trong đó hàng container đạt khoảng 6,5 triệu TEU.

Các cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Vân Phong và khu vực Tp. Hồ Chí Minh là những cảng quan trọng, đóng vai trò chủ lực trong hệ thống cảng biển Việt Nam, công ty có văn phòng và các chi nhánh đặt ở gần các cảng này nên cũng có nhiều thuận lợi trong việc phát triển dịch vụ logistics nhất là trong việc xếp dỡ hàng hóa, vận tải đa phương thức.

Tuy nhiên hệ thống cảng biển nước ta còn hạn chế, chúng ta chưa có những cảng nước sâu, cảng trung chuyển quốc tế để thu hút tàu biển có trọng tải lớn và hàng hóa trung chuyển giữa các quốc gia vào cảng Việt Nam. Có những cảng biển chỉ có thể tiếp nhận các đội tàu nhỏ và chưa được trang bị các thiết bị xếp dỡ container hiện đại, còn thiếu kinh nghiệm trong điều hành xếp dỡ container. Đây là một trong những khó khăn đối với các doanh nghiệp phát triển dịch vụ Logistics nói chung và cho công ty Vietranstimex nói riêng.

b. Hệ thống đường hàng không

Việt Nam hiện nay có tổng cộng 26 sân bay các loại có bãi đáp hoàn thiện, trong đó có 8 sân bay có đường băng dài trên 3.000 m có khả năng đón được các máy bay loại cở trung trở lên như Airbus A320, Airbus A321…

Các hãng hàng không của Việt Nam bao gồm: Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vasco và một số hãng tư nhân khác,…Tuy nhiên hiện tại duy nhất chỉ có hãng Vietnam Airlines là trực tiếp thực hiện các đường bay quốc tế. Ngành hàng không Việt nam đang phát triển theo hướng giảm dần độc quyền, tạo môi trường cạnh tranh để nâng cao chất lượng phục vụ Các sân bay quốc tế gồm: Sân bay quốc tế Tân

Sơn Nhất, Sân bay quốc tế Nội Bài, Sân bay quốc tế Đà Nẵng, Sân bay quốc tế Phú Bài, Sân bay quốc tế Cam Ranh, Sân bay quốc tế Cát Bi…

Đường hàng không hiện nay cũng không đủ phương tiện chở hàng (máy bay) cho việc vận chuyển vào mùa cao điểm. Chỉ có sân bay Tân Sơn Nhất là đón được các máy bay chở hàng quốc tế. Các sân bay quốc tế như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng vẫn chưa có nhà ga hàng hóa, khu vực họat động cho đại lý logistics thực hiện gom hàng và khai quan như các nước trong khu vực đang làm

Một hạn chế nữa là chúng ta cũng chưa phát triển vận tải hàng hóa bằng đường hàng không, thiếu đội bay để vận tải hàng hóa yêu cầu phải rất nhanh như thực phẩm tươi sống, rau quả, thủy hải sản.

Hệ thống đường hàng không nghèo nàn cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty nói riêng và các doanh nghiệp logistics Việt Nam nói chung. Làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam, chi phí cao và khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

c. Hệ thống đường bộ

Toàn bộ các tuyến đường Quốc lộ có tổng chiều dài khoảng 17.300 km, trong đó gần 85% đã tráng bê tông nhựa. Ngoài các đường quốc lộ còn có các đường tỉnh lộ, nối các huyện trong tỉnh, huyện lộ nối các xã trong huyện. Các tuyến tỉnh lộ có tổng chiều dài khoảng 27.700 km, trong đó hơn 50% đã tráng nhựa.

Hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài khoảng 3200 km, trong đó tuyến đường chính nối Hà Nội - TP.HCM dài 1726 km, toàn ngành có 302 đầu máy, 1063 toa tàu chở khách và 4986 toa tàu chở hàng. Đây là những tiền đề khả quan để phát triển dịch vụ Logistics. Hệ thống đường bộ kết nối từ Bắc tới Nam như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ logistics của công ty.

Tuy nhiên, khả năng bảo trì và phát triển đường bộ còn thấp, đường không dược thiết kế để vận chuyển container, các đội xe tải chuyên dùng hiện đang cũ kỹ, năng lực vận tải đường sắt không đựơc vận dụng hiệu quả do chưa được hiện đại hóa. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng hàng hoá vận chuyển đường sắt chiếm khoảng 15% tổng lượng hàng hoá lưu thông. Tuy nhiên, đường sắt VN vẫn đang đồng thời sử dụng 2 loại khổ ray khác nhau (1.000 và 1.435 mm) với tải trọng thấp. Chuyến tàu nhanh nhất chạy tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh (1.630 km) hiện vẫn cần đến 32 tiếng đồng hồ. Và khá nhiều tuyến đường liên tỉnh, liên huyện đang ở tình trạng xuống cấp

nghiêm trọng. Điều này gây khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa, tốn nhiều thời gian và làm tăng chi phí của doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh.

d. Hệ thống đường sông

Tổng chiều dài của tất cả các loại sông, kênh, rạch trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 42.000 km, dài nhất là hai con sông: sông Hồng với khoảng 541 km và sông Đà Khoảng 543 km. Sông Hậu là con sông có khúc rộng nhất ở huyện Long Phú (Sóc Trăng) và Cầu Kè (Trà Vinh) với chiều ngang khoảng gần 4 km.

Bảng 2.9: Bảng xếp hạng về chất lượng cơ sở hạ tầng theo chỉ số CCI 2009 Vị trí xếp hạng

Tên quốc gia

Đường bộ Đường sắt Đường biển Đườnghàng không

Singapore 1 8 1 2 Malaysia 25 21 33 32 Việt Nam 96 51 85 79 Trung Quốc 55 28 70 80 Indonesia 87 61 92 67 Ấn độ 92 20 91 71 Thái Lan 34 54 41 25 Philipines 110 99 128 119 Campuchia 69 100 97 91 Hàn Quốc 16 10 27 18 Nhật Bản 21 3 36 50 (Nguồn: http://www.diendan.org/viet-nam/kinh-te-2010-2/)

Hệ thống đường thủy Việt Nam hiện đang đảm nhiệm 30% tổng lượng hàng hóa lưu chuyển trong nước, riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đảm nhiệm tới 70% lưu thông hàng hóa trong vùng. Hệ thống sông ngoài ở Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ Logistics, nhưng chủ yếu là vận chuyển khối lượng hàng hóa nhỏ.

Nhận xét

Theo cuộc điều tra ý kiến doanh nghiệp của WEF thì "sự yếu kém của cơ sở hạ tầng là rào cản lớn nhất đối với sản xuất kinh doanh và dịch vụ logistics tại Việt Nam". Mặc dù đạt tỷ lệ đầu tư 10% trên GDP, cao hơn hầu hết các nuớc trong vùng, song chất lượng lại tụt hậu khá xa trong khu vực.

Các nguyên nhân của tình trạng chất lượng thấp của cơ sở hạ tầng được phân tích là do việc "đầu tư thiếu trọng tâm ưu tiên" và các dự án cơ sở hạ tầng còn bị

"chi phối bởi lợi ích của các nhà tài trợ hơn là nhu cầu thiết thực". 4. Sự phát triển của công nghệ thông tin

Logistics toàn cầu phát triển và hệ thống thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng. Thông tin chính xác, kịp thời là nền tảng đảm bảo sự thành công của Logistics. Hệ thống thông tin hiện đại cũng là dấu hiệu quan trọng để phân biệt một công ty Logistics với một công ty giao nhận truyền thống.

Tuy nhiên, Theo đánh giá cùa VIFFAS thì trình độ công nghệ trong logistics ở VN so với thế giới vẫn còn yếu kém. Việc liên lạc giữa công ty giao nhận, logistics với khách hàng, hải quan chủ yếu vẫn là thủ công, giấy tờ. Trong khi những nước như Singapore, Thailand, Malaysia... đã áp dụng thương mại điện tử (EDI) cho phép các bên liên quan liên lạc với nhau bằng kỹ thuật mạng tin học tiên tiến, thông quan bằng các thiết bị điện tử. Trong vấn đề vanạ tải đa phương thức, các hình thức tổ chức vận tải như biển, sông, bộ, hàng không... vẫn chưa thể kết hợp một cách hiệu quả, chưa tổ chức tốt các điểm chuyển tải. Phương tiện vận tải còn lac hậu, cũ kỹ nên năng suất lao động thấp. Trình độ cơ giới hóa trong bốc dỡ hàng hóa vẫn còn yếu kém, lao động thủ công vẫn phổ biến. Công tác lưu kho còn lạc hậu so với thế giới, chưa áp dụng tin học trong quản trị kho như mã vạch, chương trình quản trị kho.

Hiện nay, công nghệ thông tin được coi như là vị cứu tinh đối với các nhà sản xuất kinh doanh, Logistics chỉ có thể ứng dụng và phát huy hiệu quả trên cơ sở tận dụng được hết các ưu điểm của công nghệ thông tin. Luồng thông tin sẽ cho phép người kinh doanh dịch vụ giám sát, theo dõi được toàn bộ quá trình vận động thực của hàng hóa từ đó phát hiện ra các điểm yếu trong toàn bộ quá trình lưu chuyển của hàng hoá, loại bỏ được thời gian chết, thời gian lưu kho ở các điểm chuyển tải. Ngoài ra, đối với các dịch vụ Logistics, các thông tin về khách hàng, về thị trường là rất quan trọng vì nó phản ánh chất lượng của các dịch vụ logistics mà doanh nghiệp đang cung cấp.

Doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống thu nhập thông tin về các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nguồn hàng… Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics thì yếu tố thông tin là quan trọng. Thu nhập được thông tin thiết thực, kịp thời giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhiều cơ hội tốt trong kinh doanh. Cũng từ đó các quyết định, các chính sách và chiến lược kinh doanh thích hợp.

5. Môi trường cạnh tranh mang tính toàn cầu

Nền kinh tế đất nước đang tham gia sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ logistics tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức (vietranstimex) (Trang 70 - 81)