Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ logistics tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức (vietranstimex) (Trang 105 - 107)

1. Cơ sở đề xuất giải pháp

- Nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của Công ty. Nếu đội ngũ lao động được nâng cao chất lượng thì chất lượng dịch vụ được nâng cao. Hiện nay đội ngũ công nhân viên chức của công ty được đánh giá là tương đối có chất lượng. Tuy nhiên chất lượng không đồng đều và phân bố trên các địa bàn còn hạn chế. Còn có rất nhiều cán bộ trình độ chuyên môn còn thấp, đội ngũ lái xe, lái cẩu và các thiết bị nâng hạ khác chưa qua các lớp đào tạo chuyên dụng về vận tải hàng siêu trường siêu trọng, số lượng gián tiếp trong Công ty thì thừa mà số lượng cán bộ có chuyên môn còn thiếu.

- Như đã phân tích tại mục 2.4.2.2, một trong những điểm yếu của công ty hiện nay là trình độ của nguồn nhân lực chưa theo kịp xu thế phát triển ngành.

2. Tính khả thi của giải pháp

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động cung cứng dịch vụ logistics trong nước và trong khu vực thì Nhà nước đang có những chính sách quan tâm đến việc phát triển đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nghề này. Quyết định số 175 QĐ- TTg ngày 27/1/2011 của Thủ tướng phê duyệt “Chiến lược phát triển tổng thể khu vực dịch vụ của Việt Nam đến 2020” đã nêu rõ: “Coi logistics là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất, hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa”. Điều này cho thấy, việc phát triển ngành logistics và nguồn nhân lực logistics đã trở thành chương trình cấp quốc gia. Nhu cầu về nhân lực logistics trong thời gian tới sẽ còn tiếp tục tăng và sẽ thu hút hàng trăm nghìn nhân lực trẻ tham gia.

Các trường Đại học và Cao đẳng hiện nay cũng đã bắt đầu quan tâm đến việc phát triền đào tạo học viên cho chuyên ngành logistics.

Các khóa học ngắn hạn về Logistics được mở thường xuyên: Thời gian vừa qua, Viện Nghiên cứu Phát triển Logistics và Công ty Tri thức hậu cần đã phối hợp đào tạo rất nhiều lớp về chuyên ngành logistics quốc tế cho hàng trăm học viên. Các chương trình đào tạo đã cung cấp cho những sinh viên, và những người đang làm việc trong ngành logistics những kiến thức mới nhất của ngành logistics trên thế giới. Từ

những kiến thức đó nguồn lao động cho ngành logistics đã được nâng cao trình độ, ý thức làm việc và kiến thức về chuyên ngành mình phục vụ.

Nội dung và phương pháp giảng dạy của các chương trình này, được áp dụng giảng dạy trên toàn thế giới và được kiểm soát bởi Ủy ban Giáo dục - Đào tạo FIATA tại Thụy Sỹ. Đây là một trong những khóa học của chương trình phát triển nguồn nhân lực trong ngành logistics đang áp dụng trên 53 quốc gia. Điều này giúp cho nhân lực ngành logistics Việt nam bắt kịp kiến thức logistics của thế giới, đây là điều rất cần thiết cho logistics Việt nam trong cạnh tranh toàn cầu hiện nay.

3. Nội dung giải pháp

Công ty phải tiến hành một số cách làm khác nhau nhằm nâng cao trình độ cho các cán bộ công nhân trong Công ty:

- Tiến hành sắp xếp lại lao động, khuyến khích và động viên những lao động sắp đến tuổi về hưu nhưng trình độ chuyên môn hạn chế nghỉ hưu sớm, điều chuyển công tác hoặc cho nghỉ việc những cá nhân cán bộ không đủ năng lực để đáp ứng công việc, bên cạnh đó cần có chính sách thu hút các ứng viên có trình độ năng lực cao về cộng tác với công ty.

- Xây dựng quy trình và bảng phân tích công việc cho từng phòng ban một cách khoa học, quy củ, có bài bản và dễ hiểu để mọi người thực hiện

- Tiến hành đào tạo và đào tạo lại cho các nhân viên ở các phòng ban. Lựa chọn các cán bộ có năng lực để đào tạo đưa vào vị trí quản lý.

- Phải xây dựng hệ thống tuyển chọn tuyển mộ hợp lí và tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo có đủ nhân viên trong công ty có năng lực và chuyên môn cao, phải tuyển chọn các ứng viên vào các vị trí phòng ban sao cho phù hợp với khả năng của họ. Hệ thống tuyển chọn hợp lý là quá trình từ việc xác định nhu cầu tới việc chọn lựa những ứng viên có trình độ theo một quy trình nhất định đảm bảo hiệu quả cao với chi phi thấp.

Để công ty có thể phát triển bền vững thì công ty nên chú tâm nhiều hơn đến nguồn nhân lực mà công ty đang nắm giữ, chính vì vậy các công tác tuyển chọn và tuyển mộ, khen thưởng, trả lương, xử phạt… phải tiến hành thường xuyên và kịp thời, đúng đắn đem lại lòng tin từ nhân viên trong công ty để họ có thể cống hiến hết khả năng của mình. Từ đó năng suất lao động được nâng cao, sẽ tạo ra lợi nhuận nhiều hơn.

4. Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện giải pháp

- Do nguồn nhân lực logistics đang thiếu trầm trọng cũng như nhận thức của các doanh nghiệp về vai trò của logistics ngày càng cao nên những người được đào tạo

và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này luôn là “điểm ngắm” của các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh của công ty. Việc tuyển dụng của công ty luôn đối mặt với những khó khăn khan hiếm về lao động có chất lượng, mặt khác công ty cũng đối diện với những nguy cơ chảy máu chất xám khi mà những lao động có trình độ chuyên môn cao của mình thường xuyên bị các đơn vị kinh doanh trên cùng lĩnh vực chèo kéo, tác động để rời bỏ công ty sang làm việc cho họ.

- Chương trình đào tạo chuyên ngành Logistics tại các Trường đại học, cao đẳng còn nhỏ lẻ, chưa thực sự chuyên sâu và cung cấp đầy đủ những kỹ năng cần thiết cho học viên sau khi tốt nghiệp ra trường.

- Các khóa học ngắn hạn/dài hạn do Viện Nghiên cứu Phát triển Logistics và Công ty Tri thức hậu cần tổ chức vào những khoảng thời gian khác nhau, tuy nhiên do đang thiếu hụt lực lượng lao động cho công tác tổ chức sản xuất kinh doanh nên công ty không dám điều động nhân lực của mình theo học những lớp này. Nếu có thì số lượng cũng được hạn chế và chọn lọc gửi đi đào tạo, thường thì là các cán bộ chủ chốt. Tuy nhiên, khi họ tập trung theo học với khoảng thời gian kéo dài thì công việc tại đơn vị ít có người có đủ khả năng và trình độ để thay thế. Hơn nữa chi phí theo học những khóa học như vậy cũng khá tốn kém trong khi với môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt hiện nay khi mà giá cả dịch vụ đang có xu hướng cạnh tranh đi xuống thì công ty cũng buộc phải cắt giảm chi phí để đảm bảo không bị thua lỗ.

- Việc đào tạo nội bộ trong công ty cũng gặp nhiều khó khăn do lực lượng giảng dạy là những cán bộ đang công tác tại đơn vị truyền đạt. Dù những người trực tiếp kinh doanh nên có nhiều kinh nghiệm thực tế, tuy nhiên khả năng sư phạm và phương pháp truyền đạt chưa đảm bảo. Điều này dẫn đến sự khập khễnh, chênh lệch về nghiệp vụ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ của nhân viên giữa các công ty.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ logistics tại công ty cổ phần vận tải đa phương thức (vietranstimex) (Trang 105 - 107)