- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tích cực tạo lập môi trường an ninh kinh tế, chính trị và xó hội để thu hút các nguồn lực vốn trong nước và ngoài nước (đặc biệt là nguồn
3.1.1. Phương hướng
Nhận thức được tầm quan trọng của vốn đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa xó hội, đặc biệt là đầu tư các chương trỡnh, dự ỏn XĐGN cho đồng bào DTTS ở tỉnh Kon Tum. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIII, đề ra phương hướng: tiếp tục giữ vững và phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc trong tỉnh, khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực vốn, tập trung đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo khai thác có hiệu quả các lợi thế, tiềm năng kinh tế của từng địa phương, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa tỉnh Kon Tum thóat nghèo bền vững [13, tr.35]. Chuẩn hóa và tạo nguồn cán bộ chủ chốt cơ sở; đẩy mạnh xây dựng các xó ĐBKK, tập trung xây dựng các thôn, làng thành cộng đồng mạnh về kinh tế, cộng đồng có đời sống văn hóa mới.
Khai thác các yếu tố lợi thế của tỉnh (rừng và đất rừng, thủy năng, khu du lịch sinh thái Măng Đen...) trên cơ sở thu hút đầu tư phát triển rừng, cao su, du lịch, các cơ sở chế biến vào các vùng kinh tế động lực. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có lợi thế gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ.
Tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư cho các chương trỡnh mục tiờu Quốc gia giảm nghèo, chương trỡnh về giáo dục, về đào tạo nghề, về y tế. Tạo môi trường thuận lợi để triển khai thực hiện tốt các chương trỡnh, dự ỏn kinh tế giảm nghèo có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế và phục vụ dân sinh vùng đồng bào DTTS. Tích cực phát triển văn hóa- xó hội; tăng cường, đẩy mạnh công tác XĐGN; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc; “giải quyết đồng bộ có hiệu quả các vấn đề xó hội bức xỳc. Tăng cường quốc phũng-an ninh; bảo đảm vững chắc chủ quyền biên giới, lónh thổ và bảo đảm giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xó hội” [13, tr.35]. Xõy dựng, cũng cố nền quốc phũng thế trận toàn dõn, an ninh nhõn dõn.
Thực hiện chớnh sỏch an sinh xó hội, đặc biệt đối với đồng bào DTTS. Đầu tư mạnh hơn cho các chương trỡnh, dự ỏn XĐGN, phát triển hệ thống giao thông nông thôn, đảm bảo 100% xó đều có đường ô tô tới khu trung tâm xó được hai mùa, từng bước phát triển đường liên thôn, liên bản theo hướng kiên cố.
Tiếp tục cũng cố chất lượng, giữ vững thành quả giảm nghèo. Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ hộ nghốo giảm xuống cũn 8,25%, khụng cũn hộ tỏi nghốo, hạn chế tối thiểu nghèo phát sinh khi xét tiêu chí chuẩn nghèo mới; đảm bảo 100% hộ dân cư có điện sinh hoạt, điện sản xuất; 86% dân cư nông thôn có nước sạch, 100% có trạm y tế kiên cố (67% đạt chuẩn quốc gia), đạt 67% số trạm có bác sĩ phục vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huy động và sử dụng vốn XĐGNphải nâng cao tính bền vững, tăng cường về số lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng,phải đảm bảo cho mục tiêu tăng trưởng trước mắt và mục tiêu phát triển lâu dài là hướng tới XĐGN bền vững: trước tiên, đẩy mạnh phát triển kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ trung tâm. Hai là, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS được hưởng thụ đầy đủ các dịch vụ y
tế, giáo dục, trợ giúp pháp lý, thụng tin, khuyến nụng…, tạo cơ hội cho người nghèo tham gia phát triển và hưởng thụ thành quả phát triển. Khuyến khích mọi người dân làm giàu, cổ vũ động viên người nghèo chủ động, tự tin, mạnh dạn phát triển sản xuất vươn lên xoá bỏ nghèo đói. Ba là, vốn đầu tư các chương trỡnh, dự ỏn XĐGN cần đẩy mạnh đầu tư tăng trưởng và tăng năng lực nội sinh về KHCN, về chất lượng giáo dục, về đào tạo nghề cho người nghèo kết hợp phát triển làng nghề.