Vị trí địa lý, địa hỡnh, thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Huy động và sử dụng vốn xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh kon tum potx (Trang 40 - 42)

T- H: SX H' T' SLĐ

2.1.1.1.Vị trí địa lý, địa hỡnh, thổ nhưỡng

- Kon Tum là một tỉnh miền núi vùng cao, nằm phía cực bắc Tây Nguyên, trong tọa độ địa lý kéo dài từ 107020’15” đến 108032’30” kinh độ đông; từ 13055’10” đến 15027’15” vĩ độ bắc và độ cao trung bỡnh từ 550-716 m so mặt nước biển. Kon Tum, có diện tích tự nhiên 9.676,55 km2 .

Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam: có chiều dài ranh giới 142 km; Phía Nam giáp tỉnh Gia Lai: có chiều dài ranh giới 203 km; Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngói: cú chiều dài ranh giới 74 km;

Phía Tây giáp hai nước Lào và Campuchia: có chung đường biên giới dài 275 km và một ngó ba biờn giới Đông Dương tiếp giáp tại cửa khẩu Quốc tế Bờ Y [21, tr.18]. Kon Tum là một địa bàn chiến lược quan trọng của Việt Nam về an ninh-quốc phũng, cú lợi thế phỏt triển kinh tế hàng hóa nông nghiệp, lâm nghiệp, đáp ứng yêu cầu thị trường cho công nghiệp chế biến.

- Kon Tum phần lớn nằm ở phớa tõy dóy Trường Sơn, địa hỡnh rất dốc ở phớa bắc và thấp dần từ bắc xuống nam, từ đông sang tây. Địa hỡnh cú thể khỏi quát thành 3 dạng chính, đó là: [21, tr.19]

+ Địa hỡnh đồi núi: chiếm khoảng 40,4% diện tích toàn tỉnh, bao gồm những đồi núi liền dải có độ dốc 150 trở lên, phân bố chủ yếu ở phía bắc-tây bắc chạy sang phía đông tỉnh Kon Tum; tập trung chủ yếu ở huyện Sa Thầy, xen giữa vùng đồi là dóy nỳi Chưmoray. Các núi được cấu tạo bởi đá biến chất cổ nên có dạng khối như núi Ngọc Linh cao 2.598 m, Ngọc Kring cao 2.066 m - nơi thượng nguồn hỡnh thành nhiều con sông chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng có sông Thu Bồn và sông Vu Gia; chảy về Quảng Ngói cú sụng Trà Khỳc.

+ Địa hỡnh thung lũng: chiếm khoảng 17,3% diện tớch toàn tỉnh, nằm dọc theo sông Pô Kô và sông Đăk Bla, tạo thành các thung lũng hẹp, khe, suối và có dạng lũng mỏng thấp dần về phớa nam. Dọc theo thung lũng cú những dạng đồi lượng sống ở huyện Đăk Hà và vùng Thành phố Kon Tum có địa hỡnh tương đối bằng phẳng với độ dốc từ 50 - 70, thích hợp cho phát triển đô thị và sản xuất nông nghiệp.

+ Địa hỡnh cao nguyờn: chiếm khoảng 42,3% diện tớch toàn tỉnh, nằm giữa dóy An Khờ và dóy Ngọc Linh tạo thành cao nguyờn Konplong, đây là cao nguyên nhỏ, phát triển theo hướng tây bắc-đông nam, có độ cao 1.100 - 1.300 m.

- Thổ nhưỡng tỉnh Kon Tum có tổng diện tích đất là 967.655 ha, trong đó: diện tích đất dùng vào nông nghiệp 106.686 ha, chiếm 11,02%; diện tích đất lâm nghiệp 651.635 ha, chiếm 67,34%; đất chuyên dùng 17.179 ha, chiếm 1,77%; đất khu dân cư 5.078 ha, chiếm 0,52%; đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 397 ha, chiếm 0,04%; đất chưa sử dụng 186.680 ha, chiếm 19,29% [8, tr.43]. Như vậy, từ số liệu đất dùng vào lâm nghiệp chiếm 67,34%, cho thấy: kinh tế lâm nghiệp và phát triển lâm nghiệp là thế mạnh chủ lực gắn trực tiếp với đồng bào DTTS. Nhưng điều đáng quan tâm, tài nguyên rừng đó và đang chịu sức ép nghiêm trọng bởi các tác nhân do lâm tặc, vụ ý làm chỏy rừng, đốt rừng làm nương rẫy. Từ năm (2004-2008), số rừng bị tàn phá là 2.665,46 ha; trong đó, rừng bị cháy 2.303,23 ha, rừng bị chặt phá 362,23 ha [9, tr.170]. Nếu không có biện pháp khắc phục bền vững, tỉnh Kon Tum có nguy cơ mất vốn rừng và làm cho tài nguyên đất, nước, khí hậu mất cân bằng, môi trường sinh thái bị biến đổi, gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế-xó hội.

- Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Cao Nguyên, nhiệt độ trung bỡnh trong năm khoảng 220-23,50C, biên độ dao động trong ngày 80-90C. Nhỡn chung Kon Tum đều có tính bốn mùa, nhưng tính chất hai mùa rừ rệt hơn là mùa mưa và mùa khô; mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Hàng năm lượng mưa trung bỡnh khoảng 2.121 mm, lượng mưa cao nhất trong năm là tháng 8. Mùa khô, gió chủ yếu theo hướng đông bắc, mùa mưa gió chủ yếu theo hướng tây nam. Độ ẩm trung bỡnh hàng năm dao động khoảng 78-87% [21, tr.23].

- Thuỷ văn, chủ yếu là sông, suối bắt nguồn từ phía bắc và đông bắc của Tỉnh, sông thường có lũng dốc, thung lũng hẹp, nước chảy xiết bao gồm: các suối và hệ thống sông Sê San, có hai nhánh lớn hợp thành là nhánh Pô Kô dài 121 km bắt nguồn từ phía nam núi Ngọc Linh và Đăkbla dài 144 km bắt nguồn từ dóy nỳi Ngọc Krinh. Sụng Sa Thầy bắt nguồn từ vùng núi Cơ Lung Cơ Luy ở độ cao 1.511m, có chiều dài 91 km; sông chảy theo hướng bắc nam và đổ vào dũng chớnh Sờ San gần biờn giới giữa Việt Nam và Campuchia.

Hệ thống sông Kon Tum được đánh giá là nguồn cung cấp lượng nước lớn cho nhiều cụng trỡnh như: thuỷ lợi Thạch Nham và nguồn thuỷ năng lớn thứ 3 trong cả nước (sau sông Đà, sông Đồng Nai), có trữ lượng thuỷ năng khoảng 2.700 MW. Ngoài thuỷ điện Yaly, Plei Krông đang hoà điện quốc gia, cũn cú cỏc cụng trỡnh đó, đang xây dựng như: thuỷ điện Thượng Kon Tum, Sê San 3, Sê San 3A, Sên San 4, Sê San 4A với tổng công suất 1.740 MW và tương lai xõy dựng 49 cụng trỡnh cú cụng suất từ 01MW đến 70 MW [6, tr.16]. Nguồn nước ngầm có trữ lượng là 3.135.254 m3/ngày, đáp ứng nhu cầu khai thác sử dụng cho nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư. Ngoài ra, ở huyện Đăk Tô và Kon Plông phát hiện 9 điểm nước khóang nóng có giá trị khai thác, sử dụng làm nước giải khát và chữa bệnh. Có thể nói, chất lượng nước, thế năng,…của nguồn nước ngầm và nước mặt rất thuận lợi cho việc xây dựng các công trỡnh thuỷ điện, thuỷ lợi vừa và nhỏ phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế xó hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Huy động và sử dụng vốn xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh kon tum potx (Trang 40 - 42)