Các nguồn vốn tiền tệ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Huy động và sử dụng vốn xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh kon tum potx (Trang 28 - 34)

T- H: SX H' T' SLĐ

1.2.3.1.Các nguồn vốn tiền tệ

Nguồn vốn là nơi cung cấp vốn cho các hoạt động đầu tư, nghĩa là nói đến xuất xứ của vốn. Có nhiều tiêu thức để phân loại các nguồn vốn như dựa theo chủ sở hữu thỡ cú vốn của nhà nước, tập thể và tư nhân; theo thời gian sử dụng thỡ cú nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tuy nhiờn, thụng thường người ta phân thành hai nguồn bao gồm vốn trong nước và vốn ngoài nước.

* Nguồn vốn trong nước: các nguồn vốn trong nước được hỡnh thành từ quỹ bự đắp và quỹ tích luỹ. Quỹ bù đắp về bản chất là bổ sung vào tài sản đó hao mũn, nhưng vai trũ của nú cũn cú ý nghĩa đóng góp vào quá trỡnh đầu tư mới công nghệ. Quỹ tích luỹ là nguồn vốn cơ bản để đầu tư cho tăng trưởng và đầu tư phát triển kinh tế. Vậy để tích luỹ được nguồn vốn do đâu mà có ?. Trong nền kinh tế quốc dân xét đến cùng mọi nguồn vốn tích luỹ được là do tiết kiệm của các chủ thể sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Nguồn vốn tiết kiệm được phụ thuộc vào trỡnh độ phát triển kinh tế và

yếu tố tâm lý, văn hóa tiêu dùng của quốc gia đó. Nhưng xu hướng chung “nền kinh tế càng phát triển thu nhập bỡnh quõn đầu người càng cao, thỡ khối lượng tiền tiết kiệm của quốc gia càng lớn và ngược lại”[38, tr.16]. Tổng nguồn vốn tiết kiệm trong nước bao gồm tiết kiệm từ ngân sách nhà nước, tiết kiệm của dân cư và tiết kiệm của các doanh nghiệp.

- Tiết kiệm của ngân sách nhà nước được hỡnh thành thụng qua việc tiết kiệm của chớnh phủ, tiết kiệm của chớnh phủ là số chênh lệch giữa tổng số thu so với tổng số chi tiêu thường xuyên của ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước tăng giảm phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, chi tiêu của Chính phủ và các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, lợi tức cổ phần; thu bán hay cho thuê tài nguyên và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản viện trợ của các tổ chức và cá nhân… Về bản chất, “ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính cơ bản để hỡnh thành, phõn phối, sử dụng cú kế hoạch quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, để mở rộng sản xuất và thoả món cỏc nhu cầu ngày càng tăng của xó hội” [20, tr.81] và đây là nguồn vốn ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển.

Chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thường được sử dụng vào các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đó tập trung cho việc xõy dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xó hội, phỏt triển nguồn nhõn lực, XĐNG, hỗ trợ các vùng khó khăn [16, tr.147].

Hiện nay, nước ta thực hiện định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường, yêu cầu tính hiệu quả của quản lý nhà nước là cấp thiết vỡ thực trạng một số doanh nghiệp, cụng ty trốn thuế dưới mọi hỡnh thức gõy thất thu ngõn sỏch là rất lớn. Muốn đảm bảo và tăng tổng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thỡ trước tiên Nhà nước phải tăng cường hiệu lực, hiệu quả của Bộ máy quản lý nhà nước. Mặt khác, Nhà nước cần phải sử dụng các công cụ, chính sách, nhất là chính sách tài khóa thích hợp để khuyến khích, động viên các nguồn lực trong nền kinh tế và cần thực hành tiết kiệm hợp lý trong chi thường xuyên.

- Tiết kiệm của doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân): tiết kiệm của cỏc doanh nghiệp thể hiện ở phần lói rũng được để lại làm tăng vốn đầu tư kinh doanh. Trong thực tế, doanh nghiệp cũn có nguồn vốn thu được từ quỹ khấu hao tài sản cố định (về bản chất là vốn bổ sung vào tài sản hao mũn) cú vai trũ tài trợ cho hoạt

động tái đầu tư, đổi mới công nghệ, tăng năng lực, hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp;“quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn tiết kiệm của các doanh nghiệp phụ thuộc vào quy mô, hiệu quả, hiệu suất hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp”[30, tr.17]

Trong những năm gần đây, nguồn vốn tiết kiệm của các doanh nghiệp đó cú tốc độ tăng tích luỹ nhanh, “Vốn đầu tư của doanh nghiệp tăng nhanh, không chỉ phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ mà cũn tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị”[16, tr.148].

- Tiết kiệm của dân cư: là phần dôi ra giữa thu nhập và chi tiêu của mỗi hộ gia đỡnh. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của dân cư phụ thuộc vào trỡnh độ phát triển của đất nước vỡ tỷ lệ tiết kiệm cú xu hướng tăng khi việc làm ổn định và thu nhập của hộ gia đỡnh tăng cao; tiết kiệm cũn phụ thuộc vào phong tục tập quỏn, tõm lý, văn hóa tiờu dựng của vựng lónh thổ, của mỗi quốc gia và xu hướng biến đổi có tính nhân văn trong xó hội. Với mức thu nhập ngang nhau thường thỡ dõn ở nụng thụn để dành một tỷ lệ tiết kiệm cao hơn so với thành phố. Trỡnh độ động viên của nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập, các đóng góp xó hội khỏc và tỏc động của chính sách tài chính, tiền tệ cũng ảnh hưởng đến tiết kiệm của dân cư.

Tóm lại, các nguồn vốn tiết kiệm trong nước phụ thuộc vào trỡnh độ phát triển của nền kinh tế và phong tục tập quán, tâm lý, văn hóa tiờu dựng của từng vựng lónh thổ, của một quốc gia. Huy động vốn từ nguồn tiết kiệm trong nước để đầu tư XĐGN phụ thuộc vào khả năng tiết kiệm và trỡnh độ phát triển kinh tế của quốc gia. Mỗi nguồn vốn tiết kiệm được đều có vị trí, vai trũ và tầm quan trọng riêng, nhưng bản thân chúng có mối quan hệ mật thiết hợp thành nên tổng nguồn vốn cho đầu tư tăng trưởng và đầu tư phát triển. Vỡ vậy, chỳng ta phải biết cỏch khai thỏc, huy động, quản lý và sử dụng các nguồn vốn một cách có hiệu quả.

* Nguồn vốn ngoài nước: nền kinh tế của các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước có thu nhập thấp thỡ quy mụ và tỷ lệ tiết kiệm nguồn vốn trong nước rất thấp, trong khi yêu cầu của sự phát triển kinh tế ngày càng tăng đũi hỏi nhu cầu về vốn đầu tư lớn. Ở nước ta hiện nay, đầu tư kết cấu hạ tầng kinh kế, xó hội; xõy dựng cỏc cụng trỡnh quốc

gia quan trọng, đầu tư KHCN, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ các vùng khó khăn…cần phải có một lượng vốn lớn. Theo tính toán của các chuyên gia tài chính, tổng đầu tư toàn xó hội trong 10 năm (từ 2001 đến 2010) sẽ cần khoảng 162 tỷ đô la Mỹ (giá hiện hành), trong khi đó mức tiết kiệm trong nước sẽ đạt khoảng 112 tỷ đô la Mỹ, đáp ứng 69% so với tổng vốn đầu tư toàn xó hội [3, tr.35]. Với nhu cầu vốn nói trên cho thấy, việc huy động các nguồn vốn trong nước khó có thể đáp ứng đủ cho yêu cầu phát triển, chúng ta phải tích cực, chủ động khai thác tối đa hóa các nguồn vốn ngoài nước để đầu tư phát triển. Nguồn vốn ngoài nước có thể được đầu tư dưới nhiều hỡnh thức chủ yếu sau:

- Vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA): “nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA của nước ngoài cho nước ta là nguồn thu của ngân sách nhà nước, phải được kế hoạch hóa, phản ánh đầy đủ vào ngân sách nhà nước và quản lý theo chế độ ngân sách hiện hành”[2]. Về bản chất là hỡnh thức chuyển giao nguồn vốn (ngoại tệ, vật chất, công nghệ) do Chính phủ các nước công nghiệp phát triển và các tổ chức tài chính quốc tế viện trợ cho các nước đang phát triển dưới hỡnh thức khụng hoàn lại hoặc cho vay ưu đói, cho vay không cú lói.

Trong những năm qua vốn ODA đưa vào nước ta dưới nhiều hỡnh thức như: viện trợ qua con đường Chính phủ, viện trợ qua Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đang có quan hệ với 25 nhà tài trợ ODA song phương, trong đó có Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất chiếm tới khoảng 40% vốn ODA mà cộng đồng quốc tế cam kết tài trợ, tiếp đến là các nhà tài trợ như Pháp, Thuỵ Điển, Úc, Đan Mạch [36, tr.254]. Cơ cấu vốn ODA bao gồm: khoản viện trợ không hoàn lại, khoản này được ưu tiên cho phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, XĐGN, bảo vệ môi trường...giúp cho trỡnh độ dân trí, chất lượng nguồn lao động được nâng cao. Phần hoàn lại chiếm tỷ lệ lớn trong ODA, phần này sẽ được áp dụng với mức lói suất thấp hoặc khụng cú lói suất nhưng sau một thời gian dài nhất định phải hoàn lại vốn. Khoản này được ưu tiên cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xó hội, giao thụng vận tải. Thực tế cho thấy, cỏc nước nhận viện trợ vốn ODA bao giờ cũng gắn ODA với các điều kiện cụ thể về kinh tế, chính trị..., thí dụ: điều kiện bắt buộc với các dự án được viện trợ là phải mua hàng hóa, thiết bị kỹ thuật và các dịch vụ chính nơi cung cấp ODA với giá trị rất cao so với giá trị thực của nó. Nếu nước tiếp nhận không được tư vấn tốt sẽ tiếp nhận “những thiết bị công nghệ ngoài ý muốn và

phần lớn số tiền của ODA sẽ được chi tiêu ngay trên quê hương của nó”[44, tr.14]. Do đó, để nhận vốn ODA ít bị thiệt thũi, thất thóat cần phải đánh giá, xem xét các chương trỡnh, dự ỏn viện trợ ODA một cỏch chặt chẽ về lợi ớch kinh tế, xó hội và tớnh hiệu quả của nú. Mặc dù vậy, nhưng ODA cũng là nguồn vốn rất quan trọng, là nhân tố tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển, nhất là việc huy động vốn XĐGN ở nước ta hiện nay.

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): là nguồn vốn mà nước chủ nhà cho phép các công ty nước ngoài bỏ vốn thực hiện đầu tư kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Đây là một nguồn vốn lớn, có ý nghĩa quan trọng trong phỏt triển, vỡ một mặt nú giống như nguồn vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp FDI sẽ tạo điều kiện cho nước sở tại thu hút được vật chất, kỹ thuật, công nghệ cao và học hỏi kinh nghiệm quản lý, kinh doanh của cỏc cụng ty nước ngoài. Mặt khác, về phía chủ đầu tư FDI phải gắn trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn; về phía chủ nhà có thể huy động được nguồn lực tài chính cho các dự án phát triển kinh tế mà không chịu những ràng buộc về chính trị, xó hội, khụng sợ làm gia tăng nợ nần nước ngoài. Vốn FDI góp phần tăng thu ngân sách nhà nước cho nước chủ nhà thông qua việc các công ty nước ngoài nộp phí, lệ phí và thuế. Tuỳ theo từng nước mà có những hỡnh thức đầu tư trực tiếp nước ngoài khác nhau. Ở nước ta, theo Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thỡ cú cỏc hỡnh thức đầu tư trực tiếp nước ngoài như: các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng-chuyển giao-kinh doanh (BTO) và hợp đồng xây dựng-chuyển giao (BT). Các hỡnh thức này mục đích nhằm khuyến khích thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Tính đến hết năm 2006, hỡnh thức 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm 75% về số dự án và 53,1% về tổng vốn đăng ký; liờn doanh chiếm 21,4% về số dự ỏn và 36% về tổng vốn đăng ký; cũn lại là cỏc cụng ty hợp doanh, cụng ty cổ phần [26, tr.107]

Bảng 1.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1988 - 2005

(chỉ tớnh cỏc dự ỏn cũn hiệu lực)

Đơn vị tính: triệu đô la Mỹ

đầu tư định tư thực hiện BOT 6 1.370,1 411,4 912,9 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 180 4.545,6 3.947,0 5.156,3 Liên doanh 1.238 19.435,2 7.244,6 10.308,6 100% vốn nước ngoài 3.793 21.805,8 9.476,1 9.494,4 Tổng số 5.217 47.156,7 21.079,1 25.872,2

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và đầu tư.

Ngày nay, vốn FDI trở thành một tất yếu kinh tế trong điều kiện quốc tế hóa sản xuất và lưu thông. Không có một quốc gia nào trên thế giới mà không cần đến nguồn vốn FDI và tất cả đều coi FDI là nguồn lực quốc tế quan trọng cần khai thác để từng bước hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Ngay cả các quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh như Mỹ, Nhật, dưới sự tác động bởi những thành tựu KHCN hiện nay cũng không tự mỡnh giải quyết được những vấn đề kinh tế, xó hội đó, đang và sẽ tiếp tục đặt ra. Chỉ có con đường hợp tác, trong đó có FDI là loại hỡnh đầu tư, hợp tác có hiệu quả [36, tr.249].

- Vốn viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ (NGOs): các nước tiếp nhận nguồn tài chính này thường là không hoàn lại; trước đây, hỡnh thức viện trợ này chủ yếu là vật chất nhằm đáp ứng cho nhu cầu nhân đạo như cung cấp dụng cụ, thuốc men cho các trung tâm y tế; cung cấp lương thực, quần áo cho các nạn nhân bị thiờn tai. Hiện nay, hỡnh thức này đó cú sự thay đổi viện trợ theo hướng mở rộng dưới dạng hỗ trợ các chương trỡnh phỏt triển dài hạn và cú sự tham gia của các chuyên gia thường trú như: “huấn luyện những người làm công tác bảo vệ sức khoẻ, thiết lập các dự án tín dụng, cung cấp nước sạch ở nông thôn, cung cấp dinh dưỡng và sức khoẻ ban đầu”[36, tr.256].

- Vốn của Kiều bào ở nước ngoài: hàng năm, ở nước ta có khối lượng kiều hối và hàng hóa gửi từ nước ngoài về lên đến hàng tỷ đô la Mỹ. Cụ thể, lượng tiền cộng đồng người Việt ở nước ngoài chuyền về năm 2008 là 8 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2007 (tăng 1,3 tỷ USD) [65]. Đây là một nguồn vốn lớn, góp phần không nhỏ vào việc đáp ứng

nhu cầu về vốn đầu tư phát triển kinh tế xó hội núi chung và XĐGN ở tỉnh Kon Tum nói riêng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Huy động và sử dụng vốn xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh kon tum potx (Trang 28 - 34)