Các phương thức huy động vốn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Huy động và sử dụng vốn xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh kon tum potx (Trang 34 - 35)

T- H: SX H' T' SLĐ

1.2.3.2. Các phương thức huy động vốn

Phương thức huy động vốn là những cách thức, những phương pháp sử dụng các công cụ thích hợp để huy động, thu hút các nguồn vốn từ các chủ sở hữu vốn để đầu tư thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xó hội, tăng cường, nâng cao mức sống của nhân dân [45, tr.26]. Phương thức huy động vốn là một công nghệ mà chủ thể tiến hành sử dụng các cơ chế, phương pháp, công cụ thích hợp nhằm động viên, thu hút và huy động những nguồn vốn từ các chủ sở hữu vốn khác nhau để sớm đạt đến mục tiêu đó hoạch định. Tuy nhiên, để huy động đủ vốn đầu tư XĐGN cũn phụ thuộc vào kỹ năng, trỡnh độ huy động vốn, phụ thuộc vào ích lợi của các chủ sở hữu vốn và số lượng vốn cần huy động. Do đó, cần phải huy động vốn từ nhiều nguồn vốn, bằng những phương thức khác nhau. Trên thực tế, có hai phương thức cơ bản để huy động vốn, đó là:

* Phương thức huy động vốn gián tiếp: là phương thức chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu vốn thông qua các trung gian tài chính như: các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính, các công ty bảo hiểm, các quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia…Nội dung của phương thức này là, các trung gian tài chính thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi để từ đây cung cấp vốn cho những nơi cần vốn. Tuy nhiên, việc huy động vốn thông qua các công ty bảo hiểm, công ty tài chính cũn là loại hỡnh mới mẻ. Vỡ thế, việc huy động các nguồn vốn tập trung đầu tư phát triển kinh tế và XĐGN nói riêng, chủ yếu được thực hiện qua kênh ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Các ngân hàng thương mại huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi (nhàn rỗi chưa sử dụng) của các tổ chức kinh tế và phát hành kỳ phiếu ngân hàng thương mại [23, tr.13].

* Phương thức huy động vốn trực tiếp: là phương thức chuyển các luồng vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu vốn một cách trực tiếp bằng nhiều hỡnh thức. Các nhà đầu tư phát hành trái phiếu để thu hút, huy động vốn thông qua thị trường tài chính-chứng khóan mà không qua các tài chính trung gian. Phát hành trái phiếu là một kênh huy động vốn tiềm năng cho các dự án đầu tư của Chính phủ và cho các dự án kinh tế của tư nhân. Huy động vốn qua loại hỡnh trỏi phiếu Chớnh phủ sẽ làm giảm sự tập trung vào hệ thống ngân

hàng, đặc biệt là trái phiếu địa phương (nếu có) sẽ huy động được nguồn vốn dồi dào từ xó hội vừa gúp phần thỳc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, vừa đáp ứng yêu cầu vốn XĐGN. “Ngược lại, các nhà đầu tư tài chính mua trái phiếu do các nhà đầu tư phát hành để có thể rút vốn thông qua mua đi bán lại trên thị trường chứng khóan” [23, tr.15]. Để huy động vốn đầu tư phát triển và XĐGN ở Kon Tum, phương thức tạo vốn trực tiếp là huy động vốn từ ngân sách, vốn đầu tư BOT (đầu tư, kinh doanh và chuyển giao), tạo vốn đầu tư thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, huy động vốn (xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xó hội) bằng hỡnh thức doanh nghiệp thi cụng ứng vốn trước, vốn viện trợ của các tổ chức chính trị xó hội và huy động vốn XĐGN qua các dự án đầu tư theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường, vốn được tiềm ẩn và đang vận động tồn tại ở rất nhiều hỡnh thỏi khỏc nhau. Phần lớn cỏc nguồn vốn hỡnh thành, tớch luỹ được nhờ tiết kiệm từ các chủ sở hữu và các thành phần kinh tế. Nhưng để tích tụ và tập trung nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đi đôi với XĐGN bền vững thỡ cần tiến hành cỏc phương thức huy động vốn đa dạng hóa, đa phương hóa thông qua nhiều kênh, thực hiện nhiều biện pháp, cách thức, trên cơ sở sử dụng hợp lý các công cụ thích hợp với đặc điểm của các nguồn vốn nhằm động viên, thu hút những nguồn vốn từ các chủ sở hữu vốn khác nhau trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Huy động và sử dụng vốn xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh kon tum potx (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)