Nhóm giải pháp: xó hội hóa việc thực hiện huy động và sử dụng triệt để các nguồn vốn đầu tư các chương trỡnh, dự ỏn xoá đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Huy động và sử dụng vốn xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh kon tum potx (Trang 88 - 93)

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tích cực tạo lập môi trường an ninh kinh tế, chính trị và xó hội để thu hút các nguồn lực vốn trong nước và ngoài nước (đặc biệt là nguồn

3.2.2. Nhóm giải pháp: xó hội hóa việc thực hiện huy động và sử dụng triệt để các nguồn vốn đầu tư các chương trỡnh, dự ỏn xoá đói giảm nghèo

nguồn vốn đầu tư các chương trỡnh, dự ỏn xoá đói giảm nghèo

Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo; củng cố thành quả giảm nghèo, tạo cơ hội cho hộ nghèo vươn lên khá giả; cải thiện một bước điều kiện sống và sản xuất ở các xó nghốo, xó ĐBKK; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhúm hộ nghốo, rỳt ngắn khoảng cỏch chờnh lệch về thu nhập, mức sống giữa cỏc vựng miền. Tỉnh Kon Tum cần phải xó hội hóa việc thực hiện huy động và sử dụng vốn XĐGN là biện pháp huy động triệt để mọi nguồn vốn và tập trung được một khối lượng vốn đủ mạnh cho Chương trỡnh mục tiờu Quốc gia giảm nghốo; đồng thời làm tốt công tác tạo lập nguồn vốn đầu tư cho các chương trỡnh dự ỏn phỏt triển kinh tế đi đôi với việc quản lý sử dụng các nguồn vốn XĐGN có hiệu quả, tránh lóng phớ, thất thóat.

- Việc huy động vốn đầu tư các chương trỡnh dự ỏn XĐGN, trước tiên nguồn vốn đóng vai trũ then chốt, quan trọng nhất là nguồn ngõn sỏch nhà nước. Chính phủ chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước hàng năm cho đầu tư phát triển, cho XĐGN và các chính sách phỳc lợi xó hội, phõn bổ vốn chi tiết, cụ thể cho cỏc chương trỡnh dự ỏn giảm nghốo ở Kon Tum. Đồng thời hướng dẫn tỉnh đầu tư vào các chương trỡnh dự ỏn trọng tõm, trọng điểm để vừa tạo đà tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, mức sống và ổn định đời sống cho đồng bào DTTS; vừa tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.

- Vốn từ các tổ chức phi Chính phủ và các nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của các nhà tài trợ ưu đói ODA tập trung đầu tư các chương trỡnh, dự ỏn phỏt triển kinh tế trọng điểm vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Kon Tum, trên cơ sở hỗ trợ đầu tư cần có sự khai thác theo quy hoạch và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực có tiềm năng, thế mạnh như: lao động, đất đai, tài nguyên rừng, đặc biệt chú trọng đến nguồn lao động nhàn rỗi, từng

bước giải quyết việc làm cho đồng bào trên địa bàn cư trú và vùng biên giới, vùng ĐBKK.

- Tăng cường vai trũ của NH CSXH tỉnh trong việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế và hỗ trợ vốn tín dụng ưu đói cho hộ nghốo DTTS cần cú cỏc biện pháp, đó là:

Trước hết, bám sát các chương trỡnh, mục tiờu phỏt triển kinh tế xó hội tại địa phương để từ đó có hướng xây dựng kế hoạch, thực hiện phù hợp với yêu cầu phát triển và nhu cầu vốn vay của hộ nghèo đồng bào DTTS tại địa phương, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận dễ dàng nguồn vốn vay ưu đói. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân các chương trỡnh tớn dụng để đáp ứng nhanh nhu cầu vốn cho người nghèo đồng bào DTTS đầu tư phát triển sản xuất kịp thời vụ; đồng thời, phối kết hợp với các đơn vị thực hiện khuyến nụng, nhằm nõng cao hiệu suất, hiệu quả vốn vay; nõng dần mức vay vốn bỡnh quõn cho một hộ nhằm đáp nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, phục vụ một phần nhu cầu thiết yếu về đời sống cho hộ nghèo.

Hai là, phối kết hợp với các sở, ban ngành có liên quan hàng năm căn cứ vào tỡnh hỡnh phỏt triển kinh tế địa phương để xây dựng kế hoạch vốn hàng năm nhằm đáp ứng nhu cầu vốn vay trên địa bàn.

Ba là, phối hợp với cỏc tổ chức chớnh trị xó hội nhận uỷ thỏc cho vay, tăng cường thực hiện chương trỡnh liờn tịch, phối kết hợp kiểm tra, giám sát hoạt động của Ban quản lý Tổ vay vốn, của Tổ tiết kiệm và Vay vốn, và của các hộ vay. NH CSXH phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể xây dựng kênh dẫn vốn thông qua mạng lưới Tổ giao dịch lưu động, tổ Tiết kiệm và Vay vốn ở cơ sở, thực hiện cho vay, thu nợ trực tiếp đến từng hộ vay theo lịch tại điểm giao dịch xó.

Bốn là, tranh thủ cỏc nguồn vốn nhàn rỗi từ cỏc ngành, cỏc tổ chức chớnh trị xó hội, Mặt trận đoàn thể các cấp và sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân để tạo lập nguồn vốn vay. Ngân sách tỉnh hàng năm cân đối từ nguồn tăng thu, thực hành tiết kiệm chi để chuyển sang NH CSXH làm nguồn vốn cho vay. Làm tốt công tác huy động nguồn tiết kiệm từ các Tổ tiết kiệm và Vay vốn. Chú trọng công tác thu hồi nợ quay vũng vốn, nguồn vốn tớn dụng tăng trưởng hàng năm, báo cáo UBND tỉnh và tham mưu

cho Trưởng ban đại diện phân bổ chỉ tiêu nguồn vốn cho các địa phương có nhu cầu, ưu tiên cho các xó vựng sõu, vựng xa, vựng biờn giới.

Năm là, phát triển đa dạng hóa cỏc loại hỡnh tớn dụng, tăng dần vốn vay dài hạn và trung hạn, lập các chi nhánh đại diện, các quỹ hỗ trợ phát triển ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, tạo cơ chế thuận lợi để đồng bào các dân tộc tiếp cận được nguồn tín dụng ưu đói của hệ thống NH CSXH, các quỹ hỗ trợ phát triển.

- Tăng cường việc huy động nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thực hiện tốt chính sách ưu đói đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp, các tổng công ty tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng, sản xuất kinh doanh trên địa bàn hai huyện nghèo (Kon Plông và Tu Mơ Rông). Hàng năm, tỉnh Kon Tum cần tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá việc thực hiện Chương trỡnh mục tiờu Quốc gia giảm nghốo. Hội nghị phải đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các sở ban ngành của tỉnh, các nhà khoa học, các doanh nhân thuộc mọi thành phần kinh tế và người hưởng thụ (đồng bào DTTS), thông qua hội nghị nhằm lĩnh hội, tỡm ra kế sỏch XĐGN bền vững. Đồng thời qua đó là mời gọi, giới thiệu chính sách đầu tư, công khai, minh bạch hóa chính sách ưu đói đặc biệt nhằm thu hút vốn đầu tư như: miễn thuế 5 năm đầu hay “miễn toàn bộ hoặc giảm tối đa tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư vào vùng khó khăn, kể cả các dự án 100% vốn nước ngoài” [14, tr.65], tạo điều kiện cho các nhà đầu tư bỏ vốn làm ăn lâu dài.

Khuyến khích, các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đầu tư vào ngành công, nông nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là các ngành phục vụ phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp sinh thái, ngành công nghiệp chế biến cà phê, cao su…Sớm đưa vào sản xuất, kinh doanh để người nghèo tiếp cận điều kiện sản xuất và các dịch vụ, nhằm mở ra cơ hội người lao động DTTS có việc làm, có thu nhập, nâng cao mức sống.

- Cần có chính sách thông thóang, cơ chế cụ thể rừ ràng trong việc ưu tiên nguồn vốn ODA, vốn các NGO cho phát triển kinh tế xó hội vựng đồng bào DTTS. Khai thác tối ưu hóa mọi tiềm năng, thế mạnh về rừng, sinh cảnh của Kon Tum nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế, xó hội vựng sõu, vựng biờn giới, vùng ĐBKK, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bào DTTS theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Để huy động được nhiều nguồn ODA, vốn từ các NGOs cho đồng bào

DTTS trong các dự án kinh tế: một mặt, tỉnh Kon Tum kiến nghị Chính phủ cần có cơ chế chính sách ưu tiên, ưu đói trong chiến lược, kế hoạch tài chính quốc gia để phân bổ vốn ODA cho tỉnh; mặt khác, tỉnh Kon Tum có kế hoạch, chương trỡnh và chủ động trong việc vận động, đàm phán, ký kết và tiếp nhận cỏc dự ỏn đầu tư từ nguồn vốn ODA. Để huy động tốt nguồn vốn vay ODA đũi hỏi phải tăng cường tương ứng khả năng sử dụng vốn XĐGN một cách có hiệu quả, tăng mức phân bổ nguồn vốn vay ODA cho các công trỡnh trọng điểm và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, bảo đảm tiến độ thực hiện dự án XĐGN.

- Đời sống kinh tế của người dân đồng bào DTTS cũn khú khăn, đặc biệt là vùng sâu, vùng ĐBKK thu nhập của họ rất eo hẹp. Phương hướng cơ bản cho mọi giải pháp tạo nguồn tích luỹ vốn là phải trên cơ sở mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao năng lực phát triển sản xuất, đồng thời vận động toàn dân thực hành tiết kiệm (kể cả trong sản xuất và chi cho tiêu dùng). Tuyên truyền vận động đồng bào DTTS xây dựng phong trào tiết kiệm trong tiêu dùng, cưới hỏi, ma chay, lễ tết để tích luỹ dành vốn đầu tư cho phát triển sản xuất, tạo thu nhập ngày càng cao.

- Tạo mối liên kết phỏt huy sức mạnh tổng nguồn lực toàn xó hội theo tinh thần chớnh sỏch xó hội hóa thực hiện huy động các nguồn vốn XĐGN. Trong đó, nguồn vốn từ trung ương là then chốt quyết định, nguồn vốn địa phương là quan trọng, mọi nguồn vốn huy động từ các tổ chức đoàn thể, chớnh trị xó hội, cỏc tổ chức nhõn đạo, từ thiện, tổ chức phi chính phủ và nguồn vốn nước ngoài…là động lực thúc đẩy. Thu hút và khai thác triệt để các nguồn lực vốn bên ngoài kết hợp với nguồn vốn trong nước đầu tư dưới hỡnh thức hợp tỏc đầu tư, liên kết, liên doanh thông qua các chương trỡnh, dự ỏn phỏt triển kinh tế xó hội. Xõy dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xó hội, phỏt triển sản xuất vựng đồng bào DTTS dưới nhiều hỡnh thức (BOT, BT...) nhằm thỳc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu con giống cây trồng, vật nuôi; thực hiện thành công CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

- Huy động vốn thông qua một số nguồn vốn như Nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn hỗ trợ có mục tiêu của Trung ương, nguồn tăng thu, kết dư, vốn vay nhàn rỗi Kho

bạc Trung ương... để đầu tư cho các công trỡnh, dự ỏn của cỏc vựng ĐBKK, đặc biệt là các công trỡnh trọng điểm của hai huyện nghèo Kon Plong và Tu Mơ Rộng.

- Huy động tối đa các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia đóng góp của các tổng công ty, tập đoàn kinh tế, các nhà hảo tâm, các tổ chức đoàn thể xó hội và cỏc tổ chức phi chớnh phủ tham gia hỗ trợ nguồn tài chớnh để góp phần tăng nguồn vốn cho Chương trỡnh mục tiờu Quốc gia giảm nghốo. Phỏt huy vai trũ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh vận động kêu gọi các tổng công ty, các nhà hảo tõm hỗ trợ vốn cho Quỹ vỡ người nghèo hoặc hỗ trợ trực tiếp xây dựng nhà tỡnh thương cho hộ nghèo đồng bào DTTS.

- Các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư đang hoạt động trên địa bàn tỉnh với tinh thần “lá lành đùm lá rách” trích hỗ trợ một phần tài chớnh của mỡnh để tham gia XĐGN với phương châm “cứu đói như cứu hoả”, hỗ trợ một phần vốn cho các hộ nghèo đồng bào DTTS nhằm tạo điều kiện cho họ có vốn để đầu tư sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, tăng mức sống, vươn lên thóat khỏi nghèo đói.

- Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh đảm nhận chức năng làm “bà đỡ” cho đồng bào DTTS từ các khoản “đầu vào” của sản xuất và thu mua sản phẩm “đầu ra” cho họ. Ngăn chặn tỡnh trạng con buụn ộp giỏ cả hai đầu, đồng bào DTTS mua các yếu tố đầu vào của sản xuất thỡ đắt, bán sản phẩm làm ra thỡ rẻ. - Vận động các cơ quan đơn vị, các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị xó hội và quần chỳng nhõn dõn tỡnh nguyện tham gia làm cụng tỏc XĐGN với tinh thần “lá lành đùm lá rách” bằng nhiều hỡnh thức như: hỗ trợ một phần vật chất, công cụ, phương tiện sản xuất…với phương châm “cầm tay chỉ việc” cho đồng bào DTTS trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xó hội (khụng phải làm thay cho họ), để họ biết phương pháp, cách thức sản xuất và phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa.

Khắc phục mặt trỏi của việc xó hội hóa XĐGN bằng sử dụng đa dạng các nguồn vốn, chú trọng đến vấn đề tuyên truyền giáo dục các tổ chức tham gia đầu tư vốn XĐGN với mục đích không vị lợi mà vỡ đồng bào DTTS thân thương và thể hiện truyền thống nhân nghĩa, đạo lý đối với người nghèo.

Huy động và sử dụng các nguồn vốn đạt hiệu quả kinh tế cao, thực hiện thành công chương trỡnh mục tiờu quốc gia XĐGN cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành các cấp, của các thành phần kinh tế, tranh thủ sự giúp đỡ của để tranh thủ nguồn vốn viện trợ từ các tổ chức. Thực hiện theo tinh thần xó hội hóa, cần đề cao tinh thần trách nhiệm và năng lực chỉ đạo thực hiện của chính quyền các cấp trong việc huy động các nguồn lực vốn trong nhân dân, vốn của các thành phần kinh tế và sự tham gia hỗ trợ của các đoàn thể, các tổ chức chính trị xó hội, các tổ chức quốc tế. Đầu tư XĐGN cho đồng bào DTTS phải thực hiện trên nguyên tắc tiết kiệm, bảo toàn và nâng cao hiệu quả các nguồn vốn đối với quỏ trỡnh thực hiện tăng trưởng, phát triển kinh tế-xó hội cỏc xó ĐBKK.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Huy động và sử dụng vốn xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh kon tum potx (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)